DU HỌC TRUNG QUỐC: ĐẠI HỌC DÂN TỘC VÂN NAM

Đại học Dân tộc Vân Nam thành lập năm 1951, là trường đại học tổng hợp đào tạo nhân tài cao cấp cho các dân tộc trong đó có dân tộc Hán. 

Đại học Dân tộc Vân Nam

I. GIỚI THIỆU VỀ TRƯỜNG

Đại học Dân tộc Vân Nam có 20 học viện như Học viện Nhân văn, Học viện Văn hoá dân tộc, Học viện Văn hoá ngôn ngữ Đông-Nam Á và Nam Á, Học viện Kinh tế, Học viện Giáo dục quốc tế, v.v Trường có 1 cơ sở đào tạo nghiên cứu sinh tiến sĩ liên hợp; 50 cơ sở đào tạo nghiên cứu sinh thạc sĩ; 57 chuyên ngành hệ chính quy. Có 10 bộ môn trọng điểm cấp tỉnh. Hiện có hơn 26 nghìn học sinh đang theo học tại trường, trong đó có hơn 100 lưu học sinh nước ngoài đến từ hơn 10 nước. Trường còn xây dựng cơ sở đào tạo nhân tài văn hoá ngôn ngữ Trung Quốc – ASEAN.
Qua xây dựng và phát triển hơn nửa thế kỷ, các điều kiện giảng dạy của Đại học Dân tộc Vân Nam không ngừng được ưu hóa. Trường có diện tích 145 ha, diện tích kiến trúc 550 nghìn mét vuông, các thiết bị giảng dạy và nghiên cứu khoa học trị giá 85 triệu nhân dân tệ, thư viện lưu trữ 2 triệu đầu sách, có 2500 máy vi tính dành cho việc giảng dạy, các phòng ngữ âm có 1500 chỗ ngồi, các phòng đa phương tiện có 5000 chỗ ngồi.
Là cửa sổ mở cửa đối ngoại quan trọng của Nhà nước và tỉnh Vân Nam, Đại học Dân tộc Vân Nam đã đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực mở rộng giao lưu văn hoá, khoa học đối ngoại. Kể từ ngày thành lập đến nay, đã có hơn 20 nghìn lượt khách quốc tế gồm nguyên thủ, quan chức cấp cao, chuyên gia và bạn bè quốc tế của hơn 80 nước và khu vực đến thăm và tham quan. Nữ hoàng Anh Elizabeth II, cựu ngoại trưởng Mỹ Kissinger, Chủ tịch Hồ Chí Minh Việt Nam, Công chúa Thái Lan SiRinton, v.v từng đến thăm và đánh giá cao Đại học Dân tộc Vân Nam. Đại học Dân tộc Vân Nam còn là một trong những trường đại học tiếp nhận lưu học sinh nước ngoài sớm nhất của tỉnh Vân Nam, là cơ quan quan trọng giáo dục Hán ngữ đối ngoại. Trường đã xây dựng quan hệ hợp tác giao lưu với 46 trường đại học và cơ quan nghiên cứu khoa học của hơn 10 nước như Mỹ, Na-uy, Nhật, Hàn Quốc, v.v.

II. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

  • Dân tộc học
  • Xã hội học
  • Lịch sử học
  • Văn hoá ngôn ngữ dân tộc
  • Văn hoá ngôn ngữ Đông Nam Á
  • Hoá học (thuốc dân tộc)

Nhất là các bộ môn Dân tộc học, Xã hội học, Lịch sử học đã thu được thành tựu nổi bật trong việc xây dựng bộ môn và nghiên cứu. Những năm gần đây, trường đã hoàn thành nhiều dự án nghiên cứu cấp quốc gia như “Nghiên cứu lịch sử cách mạng dân tộc thiểu số”, “Cơ sở nghiên cứu ngôn ngữ học”, “Chương trình hành động bảo vệ và phát triển văn hoá dân tộc tây bắc Vân Nam”, v.v. Đảm nhiệm tổ chức các hội nghị khoa học như “Hội nghị Khoa học tiếng Hán – Tạng quốc tế lần thứ 34”, “Hội nghị Khoa học quốc tế về toàn cầu hoá kinh tế và phát triển đa dạng văn hoá dân tộc”, “Lớp hội thảo cao cấp Hội thảo Khoa học nhân loại học văn hoá xã hội lần thứ 4 Bộ Giáo dục”, v.v. Tập san “Học báo Dân tộc” do trường xuất bản có ảnh hưởng lớn trong việc nghiên cứu văn hoá nhân loại của toàn quốc và thế giới.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

DMCA.com Protection Status