[Info Session] Q&A: Tổng hợp những thắc mắc của sinh viên Ngoại Thương về Đại học Huddersfield

Trong chương trình Info Session, phần giải đáp các thắc mắc về Du học Anh nói chung và trải nghiệm học tập tại Đại học Huddersfield UK nói riêng luôn nhận được sự quan tâm lớn của các bạn sinh viên. Ban tổ chức đã chào đón sự góp mặt của chị Huyền Phạm – cựu sinh viên Ngoại Thương và tốt nghiệp chương trình Thạc sĩ chuyên ngành Business with Human Resource Management tại ĐH Huddersfield để giúp các bạn sinh viên giải đáp những câu hỏi.

Rất nhiều các câu hỏi đã được gửi đến xoay quanh các chủ đề về hồ sơ học thuật, các chương trình học bổng, văn hóa và đời sống tại thành phố Huddersfield. Dưới đây là tổng hợp câu hỏi đáng chú ý trong phần Q&A.

Q1: Ngoài học bổng của trường em có thể apply đồng thời học bổng nào khác không ạ? Của tổ chức bên ngoài hoặc của chính phủ ạ?

Ngoài học bổng của trường các em vẫn có thể apply các học bổng chính phủ như Chevening, Commonwealth…. Hay các tổ chức khác mà không có vấn đề gì nhé.

Q2: Chị có thể nói rõ hơn về các học bổng của trường được không ạ, maximum học bổng được offer là bao nhiêu ạ?

Hiện tại Đại học Huddersfield có gói học bổng Southeast Asia Scholarships dành cho sinh viên quốc tế với giá trị học bổng: 1,000 – 8,000 GBP (tương đương với 65% học phí).

Đối với riêng sinh viên trường Đại học Ngoại Thương, nhân dịp kỷ niệm 6 năm thiết lập quan hệ hợp tác giữa hai trường, ĐH Huddersfield dành tặng quỹ học bổng có tổng trị giá 3 tỷ đồng, với nhiều mức học bổng giá trị từ 3,000 – 8,000 GBP. Học bổng áp dụng đối với các chương trình chuyển tiếp Top-up, chương trình Thạc sĩ.

Q3: Về SOP, em có được hướng dẫn cụ thể, xem một số bài mẫu đã gửi đến hay được chữa qua bài không ạ? Tình hình Covid có ảnh hưởng đến việc sang Anh học không ạ? Các sinh viên đang học tập mà bị ảnh hưởng bởi Covid thì trường sẽ giải quyết như thế nào ạ?

Thứ nhất, INDEC sẽ hoàn toàn hỗ trợ em viết SOP bằng cách trả lời những câu hỏi ngắn và chữa bài cho em trước khi gửi sang trường.

Thứ hai, Như truyền thông đưa tin gần đây, tình hình dịch bệnh tại Anh hiện đã được kiểm soát tốt – miễn dịch cộng đồng. Với tỉ lệ 70% dân số đã được tiêm vaccine, từ ngày 17/5/2021 nước Anh sẽ bắt đầu dỡ bỏ các hạn chế tụ tập nơi công cộng, đồng nghĩa với việc học sinh, sinh viên sẽ được đến trường. Sinh viên quốc tế du học Anh từ kỳ tháng 9/2021 cũng sẽ được tiêm vaccine miễn phí. Trong thời gian dịch, trường Huddersfield vẫn cho phép sinh viên đến trường hỏi bài giáo viên, coaching 1-1.

Cuối cùng, đối với trường hợp sinh viên không may bị ảnh hưởng bởi dịch Covid trong quá trình học tại trường, em có 2 lựa chọn:

  • Bảo lưu và về Việt Nam, khi nào em quay lại Anh, em sẽ học bắt đầu từ các môn em chưa học
  • Hoặc, nếu em lựa chọn không học tiếp và về hẳn Việt Nam, nhà trường sẽ hoàn lại số học phí em chưa sử dụng tới.
Chị Lê Xuân hướng dẫn các bạn sinh viên tra cứu khóa học mình quan tâm trên trang chủ ĐH Huddersfield

Q4: Đại học Huddersfield UK có điểm gì đặc biệt hơn các trường Đại học khác của Anh không ạ? Chương trình, cách giảng dạy và học tập, môi trường, cộng đồng…)

Chia sẻ của Chị Huyền Phạm – Cựu du học sinh MSc ngành Business tại trường Huddersfield:

Nhớ lại hồi năm 2018, khi ấy chị nhận được offer của 3 trường ở Anh. Mặc dù mức học bổng Huddersfield offer cho chị không cao như hai trường còn lại nhưng chị vẫn quyết định theo học ngành Business tại Huddersfield. Tại sao lại như vậy?

  • Chương trình học: Tại Anh có các trường đào tạo thiên về nghiên cứu chuyên sâu và các trường thiên về thực hành. Tuy nhiên chương trình của Huddersfield có sự kết hợp cân bằng giữa nghiên cứu và thực hành, điều này giúp cho việc học tập không quá khô khan, có kinh nghiệm trực chiến mà cũng rất phù hợp với định hướng nghề nghiệp tương lai của chị. Trung tâm hỗ trợ việc làm.
  • Ranking: Một điều chị cũng như nhiều bạn du học sinh khác quan tâm chính là ranking của trường. Vào thời điểm 2018 chị học thì ngành Business có thứ hạng 250, còn người bạn khác của chị học ngành Tesol thì ngành năm trong top 6 trường ĐH đào tạo Tesol tốt nhất Vương quốc Anh. Bên cạnh đó, trường còn nhận được xếp hạng Vàng trong bảng xếp hạng TEF uy tín của chính phủ Anh.
  • Cơ sở vật chất: Một điều khiến chị rất thích ở Huddersfield chính là kiến trúc của trường. Campus Huddersfield có sự giao thoa giữa nét cổ kính và hiện đại đặc trưng của nước Anh, với những tòa nhà từ đại cách mạng công nghiệp I và cả những kiến trúc tân thời của thế kỷ 21. Hiện tại Huddersfield có 3 tòa nhà chính được nâng cấp sửa chữa mỗi năm nên sinh viên luôn được hưởng cơ sở vật chất và dịch vụ tốt nhất.

Ngoài ra, suốt 2 năm học tại Huddersfield, chị không cần phải sử dụng laptop mang từ Việt Nam đi một ngày nào, vì nhà trường đã cung cấp laptop miễn phí cho sinh viên. Thư viện của trường rất rộng rãi với hơn 1000 không gian riêng, mở cửa 24/7 và trang bị hơn 500 PC – Mac hiện đại. Thế nên, sinh viên Huddersfield rất yêu thích địa điểm này, đặc biệt là vào mùa thi.

  • Về vị trí: Thành phố Huddersfield nằm ở vị trí thuận lợi chỉ mất khoảng 1 giờ xe để các em tới các thành phố lân cận như Liverpool, Leeds, York, Manchester và Birmingham. Nhờ vậy mà cuộc sống du học của chị rất thú vị khi thỉnh thoảng cuối tuần lại bắt xe đi du lịch cùng bạn bè, khám phá những thành phố khác. Còn về chi phí sống tại Huddersfield thì không quá đắt đỏ, đây còn là 1 trong những thành phố có chi phí sinh hoạt thấp nhất tại Anh nên các em không phải lo nhé.

Q5: Bằng cấp của Huddersfield có được công nhận rộng rãi không ạ

Các em có thể yên tâm không chỉ riêng Đại học Huddersfield UK mà bằng cấp của tất cả các trường Đại học thuộc Vương quốc Anh đều được công nhận trên toàn thế giới. Bên cạnh đó, theo Destinations of Leavers Survey 2015-2016, tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp tại Huddersfield có việc làm ngay đạt trên 95%.

Q6: Chương trình học Thạc sĩ theo hướng course work hay academic ạ? Profile để xin học bổng của Huddersfield có đề cao các hoạt động ngoại khóa không ạ?

Chương trình học kết hợp giữa nghiên cứu và thực hành giúp em hiểu sâu kiến thức chuyên ngành đồng thời trang bị những kiến thức thực tế mà thị trường lao động đòi hỏi. Nếu e tham gia các hoạt động ngoại khoá thì cũng là lợi thế tốt, nếu không thì cũng không ảnh hưởng đến profile xin học bổng. Vì nhà trường đánh giá học bổng dựa trên điểm GPA, IELTS và phần thể hiện của em trong buổi phỏng vấn.

Q7: Chuyên ngành chuyển học lên Thạc sĩ có thể khác background hiện tại không ạ?

Chuyên ngành học Thạc sĩ có thể khác chuyên ngành hiện tại của em. Tuy nhiên, tùy thuộc vào từng khóa học sẽ yêu cầu sinh viên cần background học thuật liên quan đến chuyên ngành thạc sĩ.

Q8: Với chương trình Master, nếu em muốn ra trường làm việc trong 1 năm, sau đó mới apply master thì em có được hưởng ưu đãi của Ngoại Thương nữa không ạ? Hay em phải apply như bên ngoài ạ?

Em đã là sinh viên Ngoại Thương nên em vẫn được hưởng chương trình học bổng của Ngoại Thương và Huddersfield. Tuy nhiên, giá trị học bổng của từng năm sẽ có sự thay đổi, không đảm bảo chắc chắn sẽ có những học bổng giá trị lớn như năm nay. Về phần hỗ trợ LOR và SOP sẽ không thay đổi.

Q9: Nếu em muốn học ngành trái khối ngành Business thì không thể đăng ký chương trình chuyển tiếp đúng không ạ?

Em có thể tham gia chương trình chuyển tiếp tuỳ thuộc vào background của em. Ví dụ em học TATM thuộc hệ Ngôn ngữ vẫn có thể chuyển tiếp sang Business administration.

Q10: Em muốn hỏi là ở chương trình chuyển tiếp 3+1, có yêu cầu nào về việc phải hoàn thành bao nhiêu môn ở Ngoại Thương từ trước không ạ? Và trong 1 năm đấy các môn em được học là gì ạ?

Em sẽ phải hoàn thành ít nhất 75% tín chỉ. Trong 1 năm e học ở Huddersifled, tuỳ vào course em chọn sẽ có những môn học phù hợp. Em có thể xem chi tiết các môn khi tra cứu khoá học của em tại website www.hud.ac.uk 

Q11: Khi học hệ chuyển tiếp thì điểm có chuyển về được trường Ngoại Thương không ạ và có bắt buộc chuyển về không ạ? Và nếu không chuyển được về Ngoại Thương thì mình vẫn có thể hoàn thiện tiếp chương trình ở Ngoại Thương không ạ? Và 500 triệu/năm đã tính đến phần giảm của học bổng chưa ạ?

Điểm sẽ được chuyển nếu các môn em học ở Huddersifled được giảng dạy ở Ngoại Thương. Nếu không chuyển được điểm em sẽ quay về học hoàn thiện nốt chương trình ở Ngoại Thương để lấy bằng đại học Ngoại Thương. 500 triệu/năm đã bao gồm tất cả các chi phí, chưa tính học bổng.

Tổng chi phí 1 năm tại ĐH Huddersfield

Q12: Em đang học năm 3 và em đang phân vân có nên du học chuyển tiếp luôn hay lùi lại đến năm sau tốt nghiệp xong đi học thạc sĩ. Nếu đi học chuyển tiếp luôn thì có những lợi thế gì ạ?

Lợi thế lớn nhất khi theo học chương trình Top-up là sẽ có 2 bằng của 2 trường đại học với 2 chuyên ngành khác nhau. Khi có 1 bằng của Huddersifled thì việc học các chương trình thạc sĩ khác hoặc đi làm ở nước ngoài sẽ rộng mở hơn so với việc có 1 bằng của Ngoại Thương.

Q13: Đi học chuyển tiếp luôn có được nhận bằng chính quy từ trường Đại học Huddersfield UK không ạ?
Chắc chắn có. Bằng được trao cho các bạn học chương trình top up tương đương với bằng full time của học sinh theo học tại Huddersfield nên các em có thể hoàn toàn yên tâm.

Q14: Chi phí du học Anh có đắt không ạ?
Du học Anh không đắt. Hầu hết phụ huynh chia sẻ rằng họ không ngờ rằng du học ở Anh tiết kiệm như vậy. Ở Anh chỉ có khoảng 130 trường và và toàn bộ đều chị sự quản lý của chính phủ Anh, vì thế chất lượng đào tạo là như nhau. Trong khi đó, ở Mỹ có hơn 4000 trường nhưng không có bộ tiêu chí đánh giá chất lượng chung, mỗi bang sẽ có những tiêu chí đánh giá khác nhau. Do đó với 1 chi phí khoảng từ 500 triệu học 1 trong 130 trường ở Anh, thì bạn có thể yên tâm đây đều là những trường tốt trên thế giới. Bằng cấp của các trường đại học tại Anh đều được công nhận trên toàn thế giới.

Đối với chị, khoảng thời gian học tập tại Huddersfield trong 1 năm đã cho chị rất nhiều trải nghiệm đáng giá. Có được tấm bằng Merit, trải nghiệm môi trường làm việc tại đất nước tư bản, du lịch nhiều nước châu Âu và Mỹ, sinh hoạt năng nổ tại cộng đồng du học sinh Anh. Về công việc làm thêm, ngày xưa chị làm việc trong trường, ngoài ra các bạn Việt Nam ở bên đó bây giờ tìm được rất nhiều các job tốt khác như làm tại nhà hàng, bưu điện hay nhận làm gia sư lương rất ổn.

Q15: Cuộc sống thực tế của du học sinh bên Anh thế nào ạ?
Đối với chị thì nó có thể miêu tả bằng 2 từ mới mẻ. Đầu tiên là về khó khăn. Trở thành du học sinh đồng nghĩa với việc em sẽ phải tự lập hoàn toàn tại một đất nước mới, phải làm tất cả mọi việc từ nấu ăn, giặt giũ, đi chợ…Với những bạn chưa có kinh nghiệm sống một mình bao giờ thì việc thích nghi ban đầu sẽ hơi khó khăn. Bên cạnh đó, mình đôi khi sẽ phải đối mặt với nỗi nhớ nhà, cô đơn lạc lõng. Nhưng cảm giác này sẽ qua nhanh thôi khi em bắt đầu làm quen bạn bè ở đây. Huddersifled có lượng lưu học sinh quốc tế khá đông nên em có cơ hội trao đổi, tìm hiểu văn hóa nhiều nước trên thế giới. Ngày xưa chị làm cho 1 nhà hàng Tây Ban Nha và bạn bè cũng là người TBN nên chị hay được mời tham gia những hoạt động truyền thống của họ. Cảm giác rất vui, biết thêm nhiều điều mới mà cũng bớt nhớ nhà nữa. Ngoài ra thì khi rảnh rỗi em có thể đi du lịch, thăm thú những thành phố khác….

Q16: Ở Huddersfield có buồn không chị? Thời tiết ở Anh có lạnh không ạ?
Nếu các bạn đang lo rằng Huddersfield là một thành phố nhỏ, không lớn như Manchester hay Leeds thì có thể yên tâm, Huddersifled cũng có đầy đủ những dịch vụ tiện ích, công cộng như các thành phố lớn khác với quy mô nhỏ hơn. Có nhiều lễ hội, hoạt động đa dạng tại đây mà các em có thể tham gia. Hội sinh viên VN ở Huddersfield cũng rất active, tổ chức các hoạt động kết nối sinh viên VN cũng như sinh viên quốc tế nên không lo Huddersifled buồn đâu nhé. Tuy nhiên nếu mình đang sống quen ở HN hay SG thì sang Anh mình có thể sẽ thấy hơi buồn, bởi lối sống khác nhau. Ở VN đến 1 2h sáng mình vẫn có những hàng quán ăn đêm nhưng ở Anh thì 6h các shopping center đã đóng cửa hết rồi, nếu có mở thì muộn nhất là đến 8h tối. Từ khoảng 10h thì các quán bar, pub sẽ được mở và bên ấy văn hóa đi bar, pub là bình thường. Khi em mở rộng góc nhìn, học cách thích nghi thì sẽ không cảm thấy buồn dù ở bất cứ đâu.

Về thời tiết thì đúng là ở Anh lạnh nhưng không buốt như miền Bắc Việt Nam. Các bạn học sinh miền Nam nước mình khi đến Anh vẫn có thể thích nghi tốt. Thêm nữa là thời tiết khô ráo dễ chịu, khá là tốt cho da dẻ các bạn nữ nữa nhé!

Q17: Chị ơi bên mình chỉ có chuyển tiếp tesol chứ không có master TESOL ạ?
Ngành TESOL ở Huddersfield có cả hệ chuyển tiếp và Thạc sĩ em nhé
Q18: Em muốn tìm hiểu các cơ hội học bổng cho sinh viên Ngoại Thương ạ

Chính sách học bổng dành cho sinh viên quốc tế nói chung và sinh viên Ngoại Thương nói riêng mỗi năm sẽ khác nhau. Chính vì vậy, các bạn sinh viên nên nhanh chóng tận dụng những cơ hội quý giá để tối ưu được chi phí khi du học.

Chính sách học bổng năm 2021 – 2022

  • Học bổng có giá trị tối thiểu là 3.000 GBP và tối đa 8.000 GBP và
  • Số suất học bổng:
    • 8.000 GBP: 1 suất
    • 7.000 GBP: 1 suất
    • 6.000 GBP: 2 suất
    • 5.000 GBP: 3 suất
  • Học bổng 3.000 và 4.000 không giới hạn dành cho sinh viên Ngoại Thương

Chính sách học bổng năm 2022 – 2023

Trường Huddersfield xét duyệt học bổng dựa trên điểm GPA của sinh viên và không giới hạn số lượng học bổng, chính sách học bổng như sau:

  • GPA<7.0: 3000 GBP
  • 7.0<= GPA <8.0: 4000 GBP
  • GPA >= 8.0: 5000 GBP
Q19: Bộ hồ sơ apply khóa Top-up bao gồm những gì ạ?
Trả lời: Em cần chuẩn bị bảng điểm từ năm nhất đến thời điểm em apply (chỉ cần bảng điểm trên student portal) là giấy tờ quan trọng nhất. Các giấy tờ khác có thể bổ sung sau như: Hộ chiếu, điểm IELTS. Đặc biệt, sinh viên Ngoại Thương sẽ được miễn thư giới thiệu (LOR) trong khi tất cả các bạn sinh viên quốc tế khác đều cần chuẩn bị giấy tờ này.
Q20: Mình sẽ ở bên ngoài chứ ko phải ký túc xá đúng không ạ?
Điều này phụ thuộc vào nhu cầu và điều kiện của các bạn sinh viên. Chi phí ở KTX trường sẽ hơi cao hơn so với việc thuê nhà bên ngoài, nhưng bù lại các em sẽ có những trải nghiệm sống tiện nghi và hiện đại
Q21: Chị ơi chị chia sẻ về 2 kì nhập học được ko ạ? Hình như em được nghe nói là chương trình top up này có 2 kì là tháng 9 và tháng 1/2022 ạ chị?
Đối với kỳ nhập học tháng 9, các em sẽ có nhiều chuyên ngành để lựa chọn hơn so với kỳ tháng 1. Kỳ tháng 1 chỉ có ngành Business Administration and Management.
Q22: Em bây giờ mới năm 2, thì đến bao giờ bắt đầu apply cho chương trình Top-up là phù hợp ạ?
Điều này phụ thuộc vào số lượng tín chỉ em đã hoàn thành tại Ngoại Thương. Nếu em đã hoàn thành 75% số tín chỉ thì em có đủ điều kiện để apply chương trình Top-up. Trong trường hợp chưa đủ, em hoàn toàn có thể học các môn còn thiếu để kịp chuyển tiếp cho kỳ gần nhất. Nếu bây giờ kỳ 1 năm 2 em đã hoàn thành được khoảng 60% số tín chỉ thì có thể nhập học luôn vào kỳ tháng 1 năm sau tại Huddersfield. Bởi vì, từ giờ đến tháng 1 các em còn học 1 kỳ ở Ngoại Thương, kỳ đấy các em có thể học 6-7 môn nên hoàn toàn có thể đạt đủ điều kiện 75% lượng tín chỉ.
Q23: Chị ơi, sau khi theo chương trình top-up 3+1, nếu mình ở lại học lên thạc sỹ tiếp thì HB với cách thức sẽ ntn ạ? Có phải thi lên ko ạ. Em cảm ơn chị ạ.
Sau khi học xong chương trình Top-up em có thể apply học bổng Master tại Huddersfield theo 1 trong 2 hình thức sau: Học bổng cho alumni trường (phụ thuộc vào điểm GPA và chính sách học bổng theo từng năm) và học bổng dành cho sinh viên quốc tế (apply hồ sơ theo quy trình thông thường)
Q24: Em học ngành tài chính ngân hàng thì có thể chuyển tiếp sang ngành nào?
Trước hết em cần xem lại định hướng nghề nghiệp tương lai của bản thân. Trong trường hợp em vẫn tiếp tục theo đuổi ngành tài chính, em có thể chuyển tiếp sang các ngành
  • Business Accounting (Top-up) BA(Hons)
  • Business with Financial Services (Top-up) BA(Hons)
  • Business Administration and Management (Top-up) BA(Hons)
  • International Business (Top-up) BA(Hons)
  • International Trade and Investment (Top-up) BA(Hons)
Q25: Em học ngành kinh tế đối ngoại thì nên chọn ngành nào ạ? Em có thể tham khảo 1 trong các ngành sau nhé
  • Business Administration and Management (Top-up) BA(Hons)
  • International Business (Top-up) BA(Hons)
  • International Trade and Investment (Top-up) BA(Hons)
  • Business with Financial Services (Top-up) BA(Hons)

Q26: Em đang học kinh tế đối ngoại thì muốn học Master TESOL có khó khăn gì không ạ? Chị có thể chia sẻ thêm về học bổng thạc sĩ TESOL không ạ?

Em nên có kinh nghiệm ít nhất 6 tháng về giảng dạy tiếng Anh trước khi em apply TESOL nếu chuyên ngành cũ là kinh tế đối ngoại. Ngoài ra không có khó khăn và yêu cầu gì khác. Học bổng cho MA TESOL cũng tương tự các ngành khác, các mức có giá trị từ 3000GBP đến 8000GBP cho sinh viên Ngoại Thương.

Q27: Em đang là sinh viên năm 3 nhưng đã hoàn thành gần hết các môn học ở Ngoại Thương, chỉ còn lại thực tập giữa khóa và khóa luận tốt nghiệp thì sang Huddersifled e có thể học bất cứ chuyên ngành nào và bất cứ môn nào Huddersfield dạy đúng ko ạ?

Em hoàn toàn có thể lựa chọn ngành và môn học em yêu thích tại Huddersifled. Bên cạnh đó, em đã hoàn thành các môn nên em có thể hỏi trước ý kiến thầy cô ở Khoa hoặc thầy cô phụ trách hướng dẫn khoá luận xem mình có thể làm khoá luận online được không nhé! Nếu được, em sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian khi đồng thời vừa học ở Huddersfield, vừa có thể làm khoá luận online để hoàn thành chương trình ở Ngoại Thương.

Q28: Kết quả sau khi học tại trường Ngoại Thương sẽ tiếp tục tính như thế nào ạ?  
Trả lời: Khi đi học Huddersfield, em sẽ học theo chương trình tại đây và Huddersfield sẽ cấp bằng dựa trên số tín chỉ em đã học ở Ngoại Thương và Huddersfield. Tương tự như vậy, khi em quay về Ngoại Thương, nhà trường sẽ chấp nhận 1 số môn em đã học ở Huddersfield chứ không chấp nhận hoàn toàn 100%. Bởi vì có một số môn ở Huddersfield khác với chương trình học ở Ngoại Thương vì vậy tốt nhất các em hãy hỏi kỹ các thầy cô xem những môn học nào ở Huddersfield và Ngoại Thương tương đương nhau. Đối với những bạn học chuyên ngành ở Huddersfield khác với chuyên ngành ở Ngoại Thương, nếu bạn muốn lấy bằng ở Ngoại Thương, bạn cần phải học thêm các tín chỉ theo yêu cầu của Ngoại Thương để được cấp bằng. Những trường hợp này sẽ được khoa, viện Ngoại Thương hỗ trợ, xem xét nhé.

Tạm kết

Trên đây là tổng hợp những câu hỏi thường gặp về Huddersfield. Hi vọng những câu trả lời này đã phần nào giúp bạn hiểu thêm về ngôi trường Huddersfield. Và để hiện thực hóa ước mơ đạt được mức học bổng cao bằng bước đầu tiên “Nộp bảng điểm” tại đây. Sau khi nộp bảng điểm, Du học INDEC sẽ liên hệ lại xác nhận và hướng dẫn các bạn chuẩn bị những giấy tờ và quy trình tiếp theo nhé.

_____________________________________________

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN ĐẦU TƯ VÀ GIÁO DỤC TRÍ CƯỜNG

Địa chỉ: số 474 Xã Đàn, Nam Đồng, Đống Đa, Hà Nội.

Hotline: 024 7305 3355

Facebook: Du học cùng INDEC hoặc Săn Học Bổng Du Học Anh Cùng INDEC

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

DMCA.com Protection Status