Những điều cần lưu ý khi xin thư giới thiệu của giáo viên

Tại Việt Nam, việc xin thư giới thiệu chưa mấy phổ biến. Tuy nhiên, đối với các trường Đại học quốc tế thì Recommendation Letter (thư giới thiệu) là một trong những điều kiện bắt buộc trong hồ sơ ứng tuyển. Đặc biệt, khi bạn dự định xin học bổng, thư giới thiệu càng có ý nghĩa quan trọng hơn. Trong bài viết này, INDEC xin chia sẻ với các bạn học sinh, sinh viên kinh nghiệm viết thư giới thiệu và những điều cần lưu ý khi xin thư giới thiệu của giáo viên.

>>>>>> Đăng ký đánh giá hồ sơ du học miễn phí – “Chấm hồ sơ học thuật – Nhận học bổng như ý” cùng INDEC 

thư giới thiệu của giáo viên

Thư giới thiệu của giáo viên là yêu cầu bắt buộc với các hồ sơ xin du học. 

Đối tượng viết thư giới thiệu

Hầu hết hồ sơ du học đều yêu cầu ứng viên phải nộp 2-3 thư giới thiệu. Người viết thư giới thiệu cho bạn thường là giáo sư, giảng viên đã dạy bạn hoặc sếp, đồng nghiệp nơi bạn từng công tác.

Bạn không nhất thiết phải chọn người viết thư giới thiệu là giáo sư hay tiến sĩ vì nội dung thư là yếu tố quan trọng hơn cả. Tuy nhiên, nếu học bổng bạn apply có giá trị lớn, cạnh tranh cao thì xin Recommendation Letter từ những người có học vị, danh tiếng cao sẽ là một điểm cộng.

Thầy cô giáo hoặc sếp là người Việt thường sẽ yêu cầu bạn tự viết, họ sẽ sửa và ký tên. Nếu giáo viên hướng dẫn hoặc sếp của bạn là người nước ngoài, họ thường sẽ tự viết về bạn. Trong trường hợp này, bạn có thể thảo luận với họ về nội dung.

Bạn nên chọn thầy cô giáo/ cấp trên từng dạy dỗ, làm việc trực tiếp và gần gũi với bạn để thư giới thiệu có thể cung cấp nhiều thông tin về bạn một cách chính xác nhất. Người viết nên nêu rõ mối quan hệ với bạn đồng thời đề cập đến phẩm chất cá nhân, năng lực hay ấn tượng sâu sắc của họ về bạn.

Cách viết email xin thư giới thiệu của giáo viên

Để xin thư giới thiệu của giáo viên, bạn nên hẹn gặp để trao đổi trực tiếp với thầy cô về nội dung thư giới thiệu. Nếu thầy cô bận rộn, bạn có thể email cho họ để chia sẻ nguyện vọng. Hãy trò chuyện, viết email một cách lịch sự, cụ thể để giáo viên hiểu rõ mong muốn của bạn về kết cấu và nội dung trình bày trong thư giới thiệu.

Khi viết mail xin thư giới thiệu cũng như trao đổi về nội dung email, bạn cần chú ý:

  • Chọn cách xưng hô thể hiện sự tôn trọng và thân thiết với giáo viên: bạn có thể mở đầu bằng tên riêng thân mật hoặc gọi bằng chức danh.
  • Chủ đề email rõ ràng để thầy cô giáo hiểu  bạn đang đề cập đến vấn đề gì và hỗ trợ bạn giải quyết. Có nhiều ứng viên mắc lỗi viết chủ đề email không thể hiện được nội dung, gây mất thời gian của cả hai bên.
  • Nội dung email cần bao gồm:
    • Thông tin cơ bản của bạn: Họ tên, ngày tháng năm sinh, trường – lớp – niên khóa và lớp bạn được giáo viên giảng dạy trực tiếp
    • Lý do xin thư giới thiệu
    • Hạn cần nộp thư
    • Kết thúc email, đừng quên nói lời cảm ơn thầy cô giáo đã dành thời gian đọc mail của bạn và bạn mong đợi hồi âm từ thầy cô.

Ở phần lý do xin thư giới thiệu, bạn cần đưa ra lý do chân thành vì sao bạn lại nhờ giáo viên viết thư để thuyết phục thầy cô hỗ trợ bạn, đồng thời trao đổi ngắn gọn những nội dung cần thiết trong thư. Bạn nên đầu tư thời gian và viết cẩn thận phần này để giáo viên đồng ý và giúp bạn viết thư hiệu quả nhất.

Kinh nghiệm viết thư giới thiệu của giáo viên

Ngay cả khi giáo viên tự viết thư về bạn, bạn cũng nên can thiệp vào phần nội dung để lá thư có tính đồng bộ với hồ sơ bạn chuẩn bị, đồng thời làm nổi bật những ưu điểm của bạn trước hội đồng giám khảo. Thông thường độ dài thư giới thiệu của giáo viên là một trang A4. Lá thư ngắn gọn, logic, sử dụng từ ngữ mạnh mẽ, có dẫn chứng cụ thể về câu chuyện, thành tích sẽ thuyết phục hơn nhiều so với việc dài mà lan man, thiếu thực tế.

Recommendation Letter của bạn không nhất thiết phải theo mẫu của trường. Bạn có thể tự thiết kế cho mình mẫu thư riêng để thể hiện tính sáng tạo. Nội dung thư nên phân chia bố cục rõ ràng, hướng theo yêu cầu của học bổng và khóa học, tránh viết mẫu thư chung chung.

thư giới thiệu của giáo viên

Chữ ký giáo viên sẽ tạo ấn tượng trung thực cho thư giới thiệu của bạn. 

Chữ ký là một chi tiết quan trọng để tăng độ tin cậy và tính thuyết phục về lá thư giới thiệu nhưng thường bị bỏ sót. Hiện có hai loại chữ ký: hồ sơ trực tuyến sẽ dùng chữ ký điện tử còn gửi qua bưu điện sẽ dùng chữ ký tay. Để thuận tiện, bạn nên làm một loạt thư giới thiệu rồi trình ký, scan và lưu dưới dạng file ảnh. Sau này, khi viết thư, bạn chỉ cần chèn chữ ký vào file word rồi chuyển qua pdf là xong.

Tạm kết

Trên đây là những kiến thức về thư giới thiệu của giáo viên do INDEC tổng hợp. Thư giới thiệu du học thuyết phục sẽ giúp hội đồng tuyển sinh nhìn nhận được phẩm chất, năng lực ưu tú và định hướng tương lai của ứng viên. Do đó, thư giới thiệu nên viết đúng và đủ về ứng viên một cách thực tế, chân thành và sâu sắc nhất. Hy vọng những chia sẻ của INDEC sẽ giúp bạn có được lá thư giới thiệu xuất sắc và chinh phục thành công ước mơ du học!

Bên cạnh đó, để được tư vấn làm đẹp hồ sơ, tăng khả năng nhận học bổng vào các trường bạn mong muốn, tham gia chương trình đánh giá hồ sơ du học miễn phí – “Chấm hồ sơ học thuật – Nhận học bổng như ý” cùng INDEC ngay nhé!

chấm hồ sơ học thuật

_____________________________________________

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN ĐẦU TƯ VÀ GIÁO DỤC TRÍ CƯỜNG

Địa chỉ: số 474 Xã Đàn, Nam Đồng, Đống Đa, Hà Nội.

Hotline: 024 7305 3355

Facebook: Du học cùng INDEC hoặc Săn Học Bổng Du Học Anh Cùng INDEC

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

DMCA.com Protection Status