Du học Ba Lan: Trọn bộ kinh nghiệm du học từ A-Z

Du học Ba Lan là lựa chọn lý tưởng dành cho các bạn học sinh, sinh viên bởi nền giáo dục tiên tiến, đất nước thanh bình, xinh đẹp với bề dày lịch sử – văn hóa và đặc biệt là chi phí học tập, sinh hoạt khá dễ chịu. Vậy các bạn trẻ sắp sửa trở thành du học sinh Ba Lan cần chuẩn bị những gì để nhanh chóng hòa nhập và thích nghi ở vùng đất mới? Cùng INDEC tìm hiểu kinh nghiệm du học Ba Lan từ A-Z qua bài viết dưới đây nhé!

du học ba lan

Kinh nghiệm du học Ba Lan từ A-Z giúp bạn có khởi đầu hoàn hảo ở vùng đất mới. 

Du học Ba Lan cần chuẩn bị hồ sơ như thế nào?

Khi lên kế hoạch du học Ba Lan, bạn cần xác định được ngôi trường và ngành học ở Ba Lan mà bạn muốn theo đuổi, đồng thời hiểu rõ điều kiện tài chính của bản thân và gia đình. INDEC sẽ giúp bạn nắm rõ hồ sơ xin nhập học ở Ba Lan bao gồm những giấy tờ gì và quy trình làm hồ sơ du học Ba Lan năm 2021.

Giấy tờ cần thiết

  • Bằng cấp và bảng điểm được dịch sang tiếng Anh hoặc tiếng Ba Lan có công chứng (bằng Tốt nghiệp THPT và học bạ nếu bạn apply chương trình cử nhân; bằng và bảng điểm ĐH nếu bạn apply học thạc sĩ)
  • Resume
  • Chứng chỉ IELTS/ TOEFL
  • Thư nguyện vọng (Motivational letter)  
  • Thư giới thiệu
  • Kế hoạch học tập (thường được yêu cầu với các bạn apply chương trình Thạc sĩ)
  • Giấy chứng nhận kinh nghiệm làm việc (nếu có)
  • Passport
  • Tờ khai xin thị thực và 2 ảnh
  • Bảo hiểm với giá trị tối thiểu 30.000 EUR có thời hạn tối thiểu 3 tháng kể từ ngày đầu tiên nhập cảnh đến Ba Lan.
  • Văn bản xác nhận đủ nguồn lực tài chính để du học tai Ba Lan (ví dụ: sao kê tài khoản ngân hàng 6 tháng vừa qua và bản khai thuế thu nhập của đương đơn hoặc bố mẹ đương đơn)
  • Giấy tờ xác nhận nơi lưu trú của đương đơn trong thời gian học tập tại Ba Lan.

Quy trình làm hồ sơ du học Ba Lan mới nhất

  • Bước 1: Xin thư mời từ trường học ở Ba Lan
  • Bước 2: Đóng học phí theo yêu cầu của trường (học phí 1 năm dao động từ 2.500 – 4.000 EUR tùy vào chương trình, tùy trường). Sau khi nhận được tiền đóng học phí, trường sẽ gửi biên lai đóng tiền gốc và thư mời cho sinh viên.
  • Bước 3: Đặt lịch nộp hồ sơ visa online trên website của Đại sứ quán.
  • Bước 4: Chuẩn bị cho vòng phỏng vấn xin visa
  • Để phỏng vấn xin visa thuận lợi, bạn nên tìm hiểu kĩ thông tin về nhà trường, khóa học; đất nước – văn hóa và chi phí sinh hoạt tại Ba Lan, hồ sơ tài chính và kế hoạch nghề nghiệp tương lai của mình.
  • Bước 5: Chuẩn bị giấy tờ xin visa đầy đủ (như trên) và nộp hồ sơ đúng hẹn.
  • Bước 6: Sửa soạn hành trang lên đường du học Ba Lan.

chấm hồ sơ học thuật

Những lưu ý quan trọng khi du học Ba Lan

Chuẩn bị hành lý

Khởi hành đến một đất nước xa lạ, các bạn du học sinh thường thích mang càng nhiều đồ càng tốt. Tuy nhiên, bạn nên có một checklist những vật dụng cần thiết và sắp xếp hành lý gọn gàng:

  • Hành lý xách tay: Hộ chiếu, giấy tờ nhập học, điện thoại/ laptop/ máy ảnh, tiền mặt (bạn chỉ nên mang theo tối đa 5.000 USD)
  • Hành lý ký gửi: Quần áo, giày dép, đồ ăn, gia vị khô

Lưu ý:

  • Khí hậu Ba Lan ôn hòa với thời tiết lạnh khô vào mùa đông (nhiệt độ khoảng -2 đến 5 độ C) và ấm áp vào mùa hè (khoảng 20-25 độ C). Căn cứ vào điều kiện thời tiết Ba Lan, bạn có thể chuẩn bị trang phục phù hợp.
  • Ở Ba Lan, bạn sẽ đi bộ khá nhiều nên giày thể thao là món đồ rất cần thiết. Các bạn cũng nên chuẩn bị thêm 1 bộ trang phục lịch sự: áo dài cho nữ và vest cho nam.

Phương tiện giao thông

Du học Ba Lan, bạn có thể sử dụng các phương tiện như xe buýt, tàu điện ngầm, xe điện. Hệ thống giao thông công cộng tại đây khá đa dạng và thuận tiện.

du học ba lan

Xe điện ở Ba Lan.

Các khoa, cơ sở giáo dục ở Ba Lan cách khá xa nhau nên di chuyển bằng cách đi bộ hơi khó khăn. Xe đạp cũng không phải phương tiện phổ biến. Tuy nhiên, bạn có thể thuê xe ô tô để tự do di chuyển trong khoảng cách gần.

Nơi ở

Du học sinh Ba Lan có thể ở trong ký túc xá hoặc thuê căn hộ riêng. Bạn có thể lựa chọn thuê phòng trong các căn hộ lớn.

  • Ký túc xá: Nhiều trường Đại học có ký túc xá riêng phục vụ sinh viên. Đây là chỗ ở rẻ nhất với chi phí dao động từ 60-80 EUR/ tháng cho một phòng chung và từ 100-150 EUR/tháng cho phòng riêng.
  • Thuê phòng/ căn hộ bên ngoài: Chi phí thuê căn hộ phụ thuộc vào thành phố, vị trí, quy mô và cơ sở vật chất của nó. Giá thuê phòng trong căn hộ lớn dao động từ 150-200 EUR/ tháng, trong khi chi phí thuê căn hộ 1 phòng nhỏ ở thủ đô Warsaw khoảng 300-350 EUR/ tháng.

>>>>>>>>Xem thêm: Kinh nghiệm thuê nhà khi đi du học Ba Lan

Văn hóa

Hiểu về văn hóa và con người Ba Lan sẽ giúp bạn hòa nhập và thích nghi tốt hơn với cuộc sống mới. Người Ba Lan rất thân thiện, hiếu khách với người nước ngoài. Họ thích giới thiệu về đặc trưng văn hóa – nghệ thuật nước mình và thường tặng quà cho nhau trong dịp sinh nhật, Giáng sinh hoặc ngày sinh của một số vị Thánh.

du học ba lan

Người Ba Lan rất thân thiện, lịch sự và yêu thích các hoạt động văn hóa truyền thống. 

Khi tham dự các bữa tiệc, gặp gỡ nhỏ, bạn nên chào hỏi phụ nữ trước, rồi đến những người đàn ông có địa vị, tuổi tác. Văn hóa Ba Lan đề cao tính lịch sự, trung thực. Dù già hay trẻ thì những người mới gặp lần đầu đều xưng hô bằng ông/ bà cho đến khi họ đồng ý thay đổi cách gọi tên.

Nếu được mời đến nhà người Ba Lan dùng bữa tối, bạn nên mang theo rượu, bánh ngọt, kẹo hoặc hoa (số bông lẻ) để làm quà cho chủ nhà. Tránh không mang hoa cúc vàng, hoa màu đỏ hoặc trắng, nhất là hoa huệ và hoa cẩm chướng.

Thông thường, các trường Đại học tại Ba Lan sẽ tổ chức tiệc vào buổi tối cuối tuần, khoảng 8h. Đến nửa đêm thì mỗi người sẽ dành thời gian riêng cho bản thân để nghỉ ngơi.

Ngôn ngữ

Các bạn du học sinh không nhất thiết phải biết tiếng Ba Lan khi mới sang bởi đa số các trường Đại học tại đây đều cung cấp chương trình đào tạo bằng Tiếng Anh dành cho sinh viên quốc tế.

Tuy nhiên, bạn nên học thêm tiếng Ba Lan để giao tiếp hằng ngày, đồng thời dễ dàng gần gũi hơn với văn hóa và con người nơi đây. Với những bạn trẻ mong muốn làm việc lâu dài và định cư ở Ba Lan sau khi tốt nghiệp thì việc thành thạo tiếng Ba Lan là yếu tố rất quan trọng đấy.

Cơ hội việc làm

Tại Ba Lan, các bạn sinh viên chính quy được cấp visa hoặc giấy cư trú có thể đi làm thêm để tích lũy vốn sống và trang trải các khoản chi phí sinh hoạt. Các bạn nên tận dụng khoảng thời gian 3 tháng hè để làm thêm hoặc thực tập. Kỳ nghỉ này vừa là trải nghiệm ý nghĩa, vừa giúp bạn trang bị thêm kỹ năng mềm hỗ trợ cho công việc sau này.

Bạn có thể xin thực tập tại các công ty kế toán, tài chính, du lịch – khách sạn hay công nghệ thông tin nếu đang theo học các ngành này. Một số công việc lao động phổ thông khác như nhân viên phục vụ, bán hàng… cũng rất phổ biến.

Tạm kết,

Du học Ba Lan là trải nghiệm đáng quý, qua đó các bạn trẻ được hỏi hỏi, tiếp thu kiến thức từ nền giáo dục ưu tú, đồng thời tăng thêm vốn sống để tự tin gây dựng sự nghiệp. Du học INDEC mong rằng những kinh nghiệm du học Ba Lan chúng tôi chia sẻ sẽ giúp bạn thêm vững bước trên con đường theo đuổi ước mơ! 

Nếu bạn đang chuẩn bị hồ sơ apply học bổng du học, tham gia chương trình đánh giá hồ sơ du học miễn phí – “Chấm hồ sơ học thuật – Nhận học bổng như ý” cùng INDEC để được tư vấn làm đẹp hồ sơ, tăng khả năng nhận học bổng vào các trường bạn mong muốn nhé!

____________________________

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN ĐẦU TƯ VÀ GIÁO DỤC TRÍ CƯỜNG

Địa chỉ: Tòa nhà INDEC, ngõ 474 Xã Đàn, Nam Đồng, Đống Đa, Hà Nội

Hotline: 0941 95 33 68

Facebook: Du học cùng INDEC

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

DMCA.com Protection Status