Hướng nghiệp – Cách nhận diện bản thân và xây dựng hành trình nghề nghiệp

Hướng nghiệp là gì? Hoạt động hướng nghiệp có vai trò như thế nào đối với nghề nghiệp tương lai của các bạn học sinh? Tại sao mỗi năm các trường THPT thường cố gắng tổ chức nhiều hoạt động định hướng nghề nghiệp nhưng chưa nhận được sự thu hút, quan tâm của nhiều học sinh?  Và đâu là nguyên nhân chính khiến cho các bạn không trân trọng cơ hội tham gia những chương trình như thế này? Hãy cùng INDEC tìm hiểu về tầm quan trọng của Hướng nghiệp đối với lực lượng lao động trong tương lai và giải pháp cho các bạn học sinh THPT ở thời điểm hiện tại nhé. 

Những con số báo động về tình trạng lựa chọn sai ngành – sai nghề.

Theo kết quả thống kê từ Trung tâm Hỗ trợ và Tư vấn tâm lý Đại học Khoa học xã hội & Nhân văn: “Tỷ lệ sinh viên không hài lòng về quyết định chọn ngành học sau khi kết thúc năm 1 là 75,6%; thậm chí, số lượng sinh viên có nguyện vọng thi lại đại học vào năm sau lên đến 32,4%”. Đặc biệt, tình trạng sinh viên ra trường gặp khó khăn trong quá trình tìm kiếm việc làm hoặc làm việc trái ngành, trái nghề khá phổ biến. Tỷ lệ thất nghiệp của những người đã qua đào tạo nghề nghiệp – người có trình độ đại học, thường cao gấp đôi so với tỷ lệ thất nghiệp chung của toàn bộ lực lượng lao động. Nguyên nhân lớn nhất dẫn tới tình trạng trên là do sự chênh lệch giữa cung – cầu từ thị trường, chất lượng đào tạo chưa đáp ứng yêu cầu của nhà tuyển dụng, hoặc lực lượng lao động chưa được định hướng đúng đắn ở giai đoạn chạy đà – khoảng thời gian cuối cấp THPT.

Học sinh THPT không biết nên làm thế nào để tìm kiếm được ngành nghề phù hợp

Việc lựa chọn sai ngành, sai nghề là trở nên phổ biến đối với học sinh, sinh viên tại Việt Nam. Chính điều này đã khiến các bạn lãng phí khoảng thời gian luyện tập, ôn thi căng thẳng; chịu những áp lực từ gia đình, bạn bè, xã hội và bỏ lỡ cơ hội nhận định, khám phá bản thân, phát triển nghề nghiệp trong tương lai.

Đây là kết quả báo động đối với phụ huynh và học sinh khối THPT vì đã chưa thực sự chú trọng đến quá trình cùng con định hướng nghề nghiệp. Vì vậy, các bạn chưa thể đánh giá năng lực, nhận diện điểm mạnh, điểm yếu của bản thân một cách rõ ràng, cũng như có những hiểu biết nhất định về xu hướng tuyển dụng – việc làm trong 5 đến 7 năm tới. Các bạn học sinh – đặc biệt là những bạn khối 12 cần lưu ý: “Trước khi bước vào kỳ thi đại học, hãy suy nghĩ về hình tượng của mình sau 5, 10 năm tới và trả lời câu hỏi – mình sẽ làm gì để tự chủ cuộc đời và mang lại những giá trị lợi ích cho xã hội”.

Những vấn đề còn tồn đọng trong một số mô hình hướng nghiệp hiện nay

Nhận định được nhu cầu cấp thiết của công tác Hướng nghiệp đối với các bạn học sinh, nhiều trường THPT đã tổ chức các hoạt động “Hướng nghiệp” với mục đích giúp học sinh tiếp cận với những thông tin:

  • Về thị trường lao động và xu hướng tuyển dụng của các loại hình doanh nghiệp trong và ngoài nước.
  • Về những nhóm ngành nghề thuộc lĩnh vực đa dạng từ nghiên cứu, kỹ thuật, xã hội, nghệ thuật, quản lý hay nghiệp vụ.
  • Về chương trình học, chất lượng đào tạo và cơ hội việc làm của những nhóm ngành thuộc các trường đại học, cao đẳng Việt Nam và quốc tế.

Tuy nhiên, theo thông tin kết quả khảo sát được INDEC thực hiện đối với học sinh trường THPT Trần Phú – Hà Nội cho thấy, các bạn đang có xu hướng không muốn thay thế khoảng thời gian học tập cho việc tham gia những hoạt động định hướng nghề nghiệp. Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến thực trạng trên, được đề cập đến đó chính là: “Kết thúc chương trình, các bạn vẫn không biết được mình cần làm gì để biết được bản thân sẽ phù hợp với ngành nghề nào?

Bên cạnh đó, theo ý kiến của nhiều chuyên gia hướng nghiệp nhận định, những chương trình được tổ chức phổ biến tại các trường THPT hiện nay dưới hai mô hình gồm có: “mời diễn giả chia sẻ” và “hội thảo nghề nghiệp” đang gặp phải hạn chế lớn, khiến học sinh không nắm rõ được cách thức lựa chọn ngành học:

  • Thứ nhất, chuỗi hoạt động chia sẻ thiếu sự liên kết, xâu chuỗi nội dung một cách chặt chẽ. Điều này khiến các bạn không thể hình thành tư duy mạch lạc, dẫn đến những khó khăn trong việc áp dụng phương pháp tìm hiểu ngành học.
  • Thứ hai, thông tin mà diễn giả chia sẻ trong mỗi chương trình mang tính trải nghiệm nghề nghiệp cá nhân. Đây cũng chính là một trong những lý do khiến học sinh thiếu thông tin tổng quan về lĩnh vực ngành nghề, dẫn đến các bạn bỏ lỡ những cơ hội nghề nghiệp trong tương lai.

Giải pháp hướng nghiệp mới: Hiểu mình – Hiểu nghề – Hiểu trường

Với vai trò là đơn vị chuyên môn trong lĩnh vực định hướng nghề nghiệp, du học INDEC đã phối hợp cùng các trường THPT, đại học trên địa bàn Hà Nội để tìm kiếm những hướng đi mới đáp ứng nhu cầu, mong muốn mà các bạn học sinh, sinh viên đang gặp phải. Thông qua đó, INDEC sẽ cùng nhà trường, tổ chức các buổi định hướng, giúp các bạn có thể xây dựng lộ trình phát triển nghề nghiệp tương lai, có sự tự tin và chuẩn bị sẵn sàng đón nhận những thay đổi mới. Mô hình chuỗi hoạt động định hướng nghề nghiệp sẽ được tổ chức theo 3 giai đoạn.

  • Giai đoạn 1: Học sinh hiểu mình

Các bạn học sinh sẽ hoàn thiện bài trắc nghiệm nghề nghiệp John Holland, thông qua kết quả đó, các bạn sẽ xác định chính xác nhóm tính cách, điểm mạnh, điểm yếu của bản thân. Đặc biệt, các bạn có thể chủ động tìm hiểu đâu sẽ là ngành nghề phù hợp với năng lực cá nhân, sở thích và giá trị nghề nghiệp trong nhóm các lĩnh vực: nghiên cứu, kỹ thuật, xã hội, nghệ thuật, quản lý, nghiệp vụ.

Bài test tính cách để tìm kiếm về lĩnh vực ngành nghề phù hợp với mỗi cá nhân

  • Giai đoạn 2: Học sinh hiểu ngành, hiểu nghề.

Sau khi xác định được lĩnh vực ngành nghề phù hợp với bản thân, các bạn sẽ tiếp cận với phương pháp và nguồn tài liệu chính thống về thị trường lao động – tuyển dụng tại Việt Nam và quốc tế, bức tranh toàn cảnh về nghề nghiệp thuộc từng nhóm lĩnh vực. Qua đó, các bạn có thể chủ động tìm kiếm, tham khảo và sàng lọc thông tin phù hợp, có giá trị nhất. Đặc biệt, INDEC sẽ phối hợp cùng nhà trường để tổ chức các buổi gặp mặt chuyên gia tư vấn 1 – 1, giúp học sinh có cơ hội trao đổi trực tiếp khó khăn, vướng mắc bản thân đang gặp phải trong quá trình tìm hiểu về bản thân.

  • Giai đoạn 3: Học sinh hiểu trường

Giai đoạn 3 – giai đoạn cuối cùng của hoạt động hướng nghiệp dành cho các bạn học sinh khối THPT. Vào thời điểm từ tháng 3 đến tháng 9 hàng năm, các trường đại học trên địa bàn TP Hà Nội thường tổ chức “Ngày hội tuyển sinh” nhằm giới thiệu tới các bạn học sinh về chương trình học, lộ trình đào tạo, yêu cầu điểm thi đầu vào và cơ hội việc làm trong tương lai. Các bạn học sinh sẽ chủ động theo dõi thông tin, đăng ký tham gia để có thêm nguồn thông tin đánh giá khách quan, đa chiều về những ngành học cụ thể mà bản thân quan tâm và có phương án lựa chọn trường học phù hợp nhất với năng lực, mục tiêu nghề nghiệp. Qua đó, các bạn sẽ có kế hoạch xây dựng lộ trình học tập cụ thể nhất.

Trong thời gian sắp tới, Du học INDEC sẽ phối hợp với trường THPT Trần Phú, tổ chức chuỗi hoạt động “HƯỚNG NGHIỆP – CÁCH NHẬN DIỆN BẢN THÂN VÀ XÂY DỰNG HÀNH TRÌNH NGHỀ NGHIỆP” dành cho học sinh 3 khối 10 – 11 – 12. Mở đầu chuỗi sự kiện là buổi định hướng chung miễn phí, được tổ chức vào ngày 14/12/2020 đối với học sinh khối 12. Chình vì vậy, INDEC rất hy vọng các bạn có thể trân trọng cơ hội quý giá này để có thể xây dựng lộ trình phát triển nghề nghiệp, trở thành hình tượng của chính mình mong muốn trong 5, 10 năm tới.

Link đăng ký tham gia chương trình Hướng nghiệp

(Lưu ý: Link đăng ký dành cho học sinh trường THPT Trần Phú)

Nếu các bạn có thông tin thắc mắc và muốn được giải đáp chính xác nhất, các bạn vui lòng liên hệ với INDEC theo địa chỉ:

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN ĐẦU TƯ VÀ GIÁO DỤC TRÍ CƯỜNG

Địa chỉ: số 474 Xã Đàn, Nam Đồng, Đống Đa, Hà Nội.

Hotline: 024 7305 3355

Facebook: Du học cùng INDEC

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *