Ngành khoa học máy tính là một trong ba khối ngành được sinh viên quốc tế lựa chọn nhiều nhất khi học tập tại Mỹ. Điều kiện làm nên sức hấp dẫn không thể chối từ cho du học sinh khi lựa chọn Mỹ là điểm đến du học khoa học máy tính chính là hệ thống giáo dục nhận được nhiều đánh giá cao từ các bảng xếp hạng học thuật có sức nặng quốc tế. Cụ thể hơn, 7 trong số 10 trường đại học đào tạo khoa học máy tính danh giá nhất hiện nay đều thuộc về quốc gia này. Những lý do trên đã đủ để bạn hiện thực hóa giấc mơ du học với ngành khoa học máy tính tại Mỹ chưa?
Bạn đang tìm hiểu về du học ngành Khoa học máy tính tại Mỹ? Đăng ký ngay để được INDEC tư vấn chi tiết về trường, ngành và các chương trình học bổng cực hấp dẫn
Ngành khóa học máy tính là gì?
Khoa học máy tính (Computer Science) là ngành nghiên cứu cơ sở lý thuyết và ứng dụng về thông tin và thuật toán trong các hệ thống máy tính. Khoa học máy tính cũng là cách tiếp cận khoa học và thực tiễn về những nghiên cứu hoặc ứng dụng có hệ thống về tính khả thi, cấu trúc, biểu hiện và cơ giới hóa các thủ tục (hoặc các thuật toán) cơ bản làm cơ sở cho việc thu thập, đại diện, xử lý, lưu trữ, truyền thông và truy cập thông tin. Một nhà khoa học máy tính là chuyên gia về lý thuyết tính toán và thiết kế các hệ thống tính toán.
Một trong những đòi hỏi của người học Khoa học máy tính là nghiên cứu để ứng dụng các thuật toán phức tạp vào các chương trình giúp máy tính vận hành hoàn chỉnh. Đồng thời, các sinh viên cũng cần nghiên cứu về hệ thống quản lý, phần mềm và các tập lệnh. Từ các thuật toán này, phương thức điều hành và truyền đạt thông tin được sáng tạo theo nhiều cách mới mẻ. Bằng cách sử dụng các thuật toán và toán học cao cấp, nhà khoa học máy tính sẽ sáng tạo ra những cách mới để điều hành và truyền đạt thông tin.
Như vậy, các sinh viên khoa học máy tính là người có khả năng hiểu ngôn ngữ lập trình, thuật toán, cách thiết kế, phát triển phần mềm. Hay nói cách khác, họ có thể giao tiếp với máy tính bằng ngôn ngữ của máy tính và bản chất vận hành của khoa học công nghệ, điều mà không phải ai cũng thực hiện được.
Học khoa học máy tính sau này làm gì?
Khoa học máy tính là nền tảng cơ bản của hai ngành học về công nghệ số: công nghệ thông tin (chuyên nghiên cứu về tính liên kết và truyền đạt thông tin trên các phương tiện truyền thông đại chúng) và kỹ thuật máy tính (nghiên cứu về phần cứng máy tính). Với lượng kiến thức về khoa học máy tính, sinh viên sau khi tốt nghiệp có cơ hội tham gia rất nhiều khía cạnh khác nhau trong khối ngành lớn này. Các ngành chuyên môn bao gồm:
- Thiết kế và phát triển phần mềm ứng dụng
- Kỹ sư hệ thống phần mềm.
- Kỹ sư hệ thống thiết kế và tạo ra hệ điều hành và các hệ thống sử dụng trong máy tính, điện thoại, các thiết bị điện tử, phương tiện giao thông
- Lập trình và phát triển Website
- Sản xuất máy tính và sản phẩm điện tử
- Thiết kế hệ thống máy tính
- Chuyên gia nghiên cứu và phân tích an ninh thông tin
- Kỹ sư mạng
- Chuyên gia hỗ trợ máy tính
- Quản trị hệ thống
- Lập trình kinh doanh
- Lập trình khoa học
- Lập trình cơ sở dữ liệu
- Chuyên gia Bảo mật và phục hồi dữ liệu
- Toán học Ứng dụng toán
- Chuyên gia Dựng hình và chỉnh Âm thanh kỹ thuật số
- Nghiên cứu Trí tuệ nhân tạo
- Vi lập trình
- Tin sinh học
- Computer Architecture Networks – Mạng kiến trúc máy tính
- Mật mã học
- Phát triển trò chơi máy tính
- Người máy
- Đô họa may tính
- Mô phỏng và mô hình hóa
- Quản lý dữ liệu
- Phát triển web
- Cơ sở dữ liệu thiết kế
- Lập trình song song
- Vật lý tính toán
Triển vọng ngành khoa học máy tính
Triển vọng của ngành khoa học máy tính là điều không ai có thể phủ nhận. Rõ ràng, những nhà sáng chế thời đầu của máy tính chẳng bao giờ nghĩ tới một ngày, những phát kiến vĩ đại của họ lại trở thành một phần trong cuộc sống loài người, là yếu tố mở đường cho sự phát triển của nhiều lĩnh vực quan trọng khác trong xã hội, mà cụ thể là truyền thông, văn hóa và kinh tế. Công nghệ máy tính vừa là cơ sở cho nhiều phương thức truyền tải thông tin mới ra đời, vừa là nguồn cội để tạo nên các sản phẩm giải trí thú vị, thu hẹp khoảng cách giữa người với người. Con người có lẽ sẽ hóa “điên” nếu như phải sống thiếu công nghệ.
Nhìn xa hơn, công nghệ cũng tạo nên nhiều tác động to lớn cho sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại các quốc gia phát triển. Nhu cầu nhân lực trong ngành khoa học máy tính nâng lên, đồng nghĩa với việc lĩnh vực khoa học máy tính sẵn sàng dang tay đón chào nhiều nhân tố thạo việc trong ngành để đảm nhận vị trí nghiên cứu, phát triển hệ thống mới từ công nghệ cũ. Bởi miếng bánh to quá hấp dẫn, sinh viên ngành khoa học máy tính hiện nay không lo về tình trạng thiếu việc làm trên thị trường.
Ngay tại Việt Nam, khoa học máy tính đã trở thành một ngành học gây sốt tại các trường đại học. Yêu cầu về ngành học có thể rất cao, có thể lên đến 27 – 28 điểm khi theo học công nghệ thông tin tại Đại học Bách Khoa. Ngày trước, sinh viên tốt nghiệp khoa học máy tính có thể bị gắn mác thất nghiệp, tuy nhiên thực tế cho thấy, hiện nay nhu cầu việc làm cho ngành Khoa học máy tính tại Việt nam là vô cùng dồi dào bởi sự phát triển như vũ bão về công nghệ, sự gia tăng đáng kể số lượng các doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam. Cơ hội tại Việt Nam đã như vậy, tại một quốc gia đi đầu về công nghệ như Mỹ lại càng sôi động hơn.
Du học Mỹ ngành Khoa học máy tính thực sự là một hướng đi đúng đắn cho những ai có quyết tâm theo đuổi ngành học đầy thách thức này.
>>>>>>> Xem thêm: Du học Mỹ ngành Business Analysis 2021 – Ngành học của tương lai
Tại sao nên du học Mỹ ngành khoa học máy tính
Mỹ là quốc gia đi đầu Công nghệ thông tin toàn cầu với rất nhiều các phát minh và sáng chế trong ngành. Một báo cáo từ Mojo Mortgages đã viết rằng, hầu hết các “unicorn company” (công ty khởi nghiệp công nghệ trị giá 1 tỷ USD) đều do các chuyên gia sáng lập trưởng thành từ các trường đại học của Mỹ mà thành.
Nhắc đến doanh nghiệp công nghệ tiền tỷ tại nước Mỹ, chúng ta hoàn toàn có thể kể đến những cái tên tiêu biểu như: Apple, Microsoft, Facebook, IBM, Dell, Yahoo… Những công ty này lại được điều hành bởi những biểu tượng tự do sáng tạo đầy thành công như Bill Gates (Microsoft); Steve Jobs (Apple); Mark Zuckerberg (Facebook)… Không những vậy, Mỹ còn là ngôi nhà của nhiều công ty có tên tuổi như Google, HP, IBM, Microsoft, Intel,… tạo nên thị trường làm việc hàng tỉ đô, đem đến lợi nhuận lớn nhất cho nước Mỹ. Hệ thống giáo dục tân tiến và môi trường học tập thích hợp đã tạo nên những chuyên gia hàng đầu và họ lại tiếp tục truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ sau này.
Nhờ sự xuất hiện của các công ty trên, sinh viên luôn có cơ hội trải nghiệm cùng tấm bằng toàn cầu được đánh giá cao trong mắt các nhà tuyển dụng. Dù ở bất cứ nơi đâu, các ngành luôn cần chuyên gia khoa học Máy tính và công nghệ thông tin. Bạn hoàn toàn có thể trở thành thành viên của một trong những tập đoàn công nghệ lớn nhất thế giới như Google, Apple, Microsoft, Facebook, …
Về hệ thống giáo dục bậc đại học, không thể phủ nhận rằng Mỹ sở hữu môi trường học thuật tuyệt vời và một nền giáo dục tân tiến hàng đầu. Mỹ nổi tiếng là quốc gia ưu ái du học sinh với nhiều chính sách có lợi, tạo điều kiện cho các bạn sinh viên lựa chọn chương trình học linh hoạt tùy theo nhu cầu và sở thích của mỗi người. Sinh viên lựa chọn chuyên ngành của mình vào cuối năm hai, dùng hai năm đầu tiên để học các kiến thức nền tảng và có đủ thời gian để chọn lựa chuyên môn của mình. Còn với chương trình thạc sĩ, sinh viên có đề tùy chỉnh khóa học để phù hợp với mục tiêu học tập. Sinh viên luôn có cơ hội tự do đóng góp ý tưởng hay đề xuất quan trọng với lĩnh vực và chương trình học mà mình quan tâm trong suốt quá trình học tập
Sự linh hoạt trong chương trình học tại Mỹ còn thể hiện ở khả năng cập nhật những xu hướng mới nhất về công nghệ mới như AI (trí tuệ nhân tạo), VR (thực tế ảo). Trường cũng nhanh chóng cung cấp kiến thức trong lĩnh vực kỹ thuật số hoặc kỹ năng cần thiết cho nghề nghiệp tương lai của sinh viên như: tư duy sáng tạo, phân tích, giải quyết vấn đề, kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm…
Mức lương của ngành khoa học máy tính
Theo dữ liệu từ Cục thống kê lao động Hoa Kỳ, mức lương của những người sở hữu tấm bằng khoa học máy tính từ Mỹ đã lên đến sáu chữ số. Cụ thể, vào tháng 5 năm 2018, mức thu nhập trung bình của các kỹ sư hệ thống là $109,020 / năm, của kỹ sư phát triển phần mềm là $105,590/ năm. Trong khi đó, mức thu nhập trung bình của các nhà khoa học máy tính và khoa học nguyên cứu thông tin đã lên tới $118,370 / năm.
Cũng so sánh với những nhóm ngành còn lại, sinh viên tốt nghiệp ngành khoa học máy tính thường có mức lương khởi điểm cao nhất ngay cả khi chưa có nhiều kinh nghiệm, con số trung bình khoảng $66.161/năm. 32% sinh viên sau tốt nghiệp nhận mức lương khởi điểm trên $75,000 /năm, thậm chí 13% sinh viên ưu tú có cơ hội nhận mức thu nhập khủng trên $100,000 /năm. Trong khi đó, sinh viên chuyên ngành kỹ thuật xếp thứ hai với $65,000 /năm, Toán học và thống kê $60,300 /năm), Kinh tế $58,600 /năm và Tài chính $58,000 /năm. Thực tế cho thấy, sinh viên ngành khoa học máy tính được nhận nhiều ưu đãi hơn so với sinh viên của ngành học khác.
Bạn cũng có thể tham khảo mức thu nhập trung bình của sinh viên khối ngành khoa học tại Mỹ trong một năm với từng ngành học cụ thể theo tạp chí Money Magazine, Mỹ tổng hợp như sau:
- Nhà phát triển phần mềm: $ 80,500
- Kỹ sư kiểm tra phần mềm (STE): $ 84,000
- Kỹ sư phần mềm có kinh nghiệm: $ 98,000
- Giám đốc phát triển phần mềm: $ 115,000
- Kiến trúc sư phần mềm: $ 116,000
- Nhà phân tích lập trình: $ 74,800
- Nhà phát triển hệ thống: $ 93,800
- Nhà phát triển web: $ 58,000
- Kỹ sư thử nghiệm và phát triển phần mềm (SDET): $ 82,000
- Nhà phân tích hỗ trợ ứng dụng: $ 69,000
- Nhà phân tích hệ thống máy tính: $ 68.300
- Quản trị viên cơ sở dữ liệu (DBA): $ 85,100
- Quản trị viên hệ thống: $ 62,900
- Kỹ sư hệ thống (CNTT): $ 83.300
- Nhà phân tích hệ thống: $ 81,900
- Quản trị mạng, IT: $ 59,000
- Kỹ sư mạng, CNTT: $ 83,900
- Nhà phân tích kinh doanh, IT: $ 81,500
- Giám đốc Chương trình, IT: $ 111,000
- Chuyên gia Công nghệ Thông tin: $ 64,200
Điều kiện du học ngành Khoa học máy tính tại Mỹ
Mỗi trường đại học tại Mỹ sẽ có yêu cầu khác nhau về cách thức ứng tuyển và chỉ tiêu đầu vào ngành khoa học máy tính. Nhiều trường sẽ đòi hỏi các bạn sinh viên phải giỏi các môn tự nhiên, đặc biệt là toán và tin học. Trong khi đó, yêu cầu về ngoại ngữ và các bài thi cũng tương tự như các ngành khác, cụ thể là:
- Hoàn thành chương trình bậc trung học phổ thông với bằng Khá trở lên.
- Chứng chỉ TOEFL iBT 90 hoặc 6.5 IELTS trở lên.
- Điểm thi SAT trong khoảng 1400 – 2500.
Các trường đào tạo ngành khoa học máy tính tại Mỹ
Theo thống kê của American Study, ngày càng nhiều học sinh lựa chọn học ngành khoa học máy tính tại Mỹ. Theo bảng xếp hạng của USNEWS, sau đây là danh sách 10 trường đại học có chất lượng đào tạo khoa học máy tính tốt nhất Mỹ trong thời điểm hiện đại. Dưới đây là top 10 trường đào tạo ngành Khoa học máy tính tốt nhất tại Mỹ theo bảng xếp hạng của USNEWS:
- Học viện Công nghệ Massachusetts
- Đại học Stanford
- Đại học California – Berkeley
- Đại học Carnegie Mellon
- Đại học Illinois – Urbana – Champaign.
- Đại học Cornell
- Đại học Washington
- Đại học Princeton
- Học viện Công nghệ Georgia
- Đại học Texas
Xem thêm: Series bài viết về ngành học tại Mỹ:
- >>> Ngành Điều dưỡng tại Mỹ
- >>> Ngành Business Analysis tại Mỹ
- >>> Ngành Kinh tế tại Mỹ
- >>> Ngành Kế toán tại Mỹ
- >>> Khối ngành STEM tại Mỹ
- >>> Ngành Quản lý chuỗi cung ứng tại Mỹ
- >>> Ngành Khoa học máy tính tại Mỹ
- >>> Ngành Tài chính tại Mỹ
- >>> Ngành Quản lý rủi ro và bảo hiểm
- >>> Ngành Data Science
Tạm kết
Trên đây là thông tin tổng hợp về ngành khoa học máy tính tại Mỹ, với thế mạnh của một quốc gia hàng đầu về công nghệ, INDEC tin rằng các du học sinh sẽ luôn hài lòng với cơ sở vật chất, điều kiện học tập và nhiều cơ hội trải nghiệm đáng nhớ trong những ngày tháng theo đuổi ước mơ của mình tại Mỹ. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về du học Mỹ, liên hệ INDEC để được tư vấn miễn phí nhé!
Đăng ký ngay để được INDEC tư vấn chi tiết về trường, ngành và các chương trình học bổng cực hấp dẫn
____________________________
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN ĐẦU TƯ VÀ GIÁO DỤC TRÍ CƯỜNG
Địa chỉ: Tòa nhà INDEC, ngõ 474 Xã Đàn, Nam Đồng, Đống Đa, Hà Nội
Hotline: 024 7305 3355
Facebook: Du học cùng INDEC