Tất cả các sinh viên có ý định du học Mỹ đều ít nhất một lần mơ ước được nhận vào các trường đại học thuộc nhóm Ivy League, nhưng bạn có biết sự khác biệt giữa điều kiện tuyển sinh của nhóm trường thuộc Ivy League và Non-Ivy League không? Các trường đại học thuộc Ivy League luôn có tính chọn lọc cao, với tỷ lệ nhập học chỉ dưới 5%. Yêu cầu tuyển sinh của Ivy League không chỉ xét về điểm số GPA và điểm của các bài thi đầu vào, họ còn kết hợp xét các hoạt động ngoại khóa, bài tiểu luận, v.v.
Trong bài viết này, INDEC sẽ giúp bạn xem xét các yếu tố mà các trường đại học thuộc nhóm Ivy League chọn lọc đánh giá sinh viên ứng tuyển trong quá trình nộp hồ sơ xin nhập học.
Học thuật
Hồ sơ học thuật sẽ bao gồm xếp hạng trong lớp (class ranking), điểm GPA và các môn học mà bạn đã học; điểm SAT hoặc ACT. Đối với các trường xếp hạng hàng đầu, điểm số cao không có nghĩa là bạn sẽ “qua cửa” và được nhập học, nó chỉ giúp bạn vượt qua yêu cầu xét tuyển và được xem xét hồ sơ. Việc đảm bảo điểm số xuất sắc và vượt qua bài kiểm tra chuẩn, về cơ bản sẽ giúp bạn được xếp vào nhóm ứng viên mà các trường Đại học thuộc nhóm Ivy League “nghiêm túc” chọn lựa.
Hoạt động ngoại khóa và đóng góp của bạn
Các hoạt động ngoại khóa sẽ được sắp xếp thành bốn loại hoặc “tiers” khác nhau theo mức độ và tầm quan trọng của chúng. Các hoạt động cấp I là các hoạt động ở cấp quốc gia hoặc quốc tế, mà rất ít học sinh có thể tham gia. Các hoạt động cấp II là các hoạt động ở cấp địa phương hoặc khu vực, ví dụ như Bí thư Liên chi đoàn, Chủ tịch Hội học sinh hay khi bạn tham gia vào một sự kiện quan trọng như Học sinh giỏi cấp Tỉnh/Thành phố, v.v. Các hoạt động cấp III là khi bạn là Lớp trưởng, Thủ quỹ,… Các hoạt động cấp IV là các hoạt động như công việc tình nguyện, thành viên của một câu lạc bộ….
Application branding và bài tiểu luận
Bài luận chiếm khoảng 25% trong kết quả cuối cùng liệu bạn có được nhập học hay không. Một bài luận tốt sẽ phản ánh điều gì đó khác biệt về người viết ra nó – chính là bạn, hoặc về văn hóa của đất nước bạn. Nó cần phải thực sự khác biệt, sâu sắc và mang bản sắc cá nhân (application branding) của bạn, hấp dẫn người đọc và tất nhiên, đủ sức thuyết phục những người xét duyệt.
Thư giới thiệu
Thông thường, sinh viên nên nộp khoảng 3 – 4 thư giới thiệu, hai thư giới thiệu từ giáo viên học thuật và một từ cố vấn hướng dẫn, một từ “người giới thiệu bổ sung”. Điều vô cùng quan trọng là người viết thư giới thiệu phải biết bạn ở cấp độ cá nhân.
Phỏng vấn
Một cuộc phỏng vấn tốt chưa chắc sẽ giúp bạn vượt qua các ứng viên khác để trở thành người được chọn, nhưng một cuộc phỏng vấn không tốt có thể khiến bạn bị loại. Vì vậy, nó không quan trọng như bạn nghĩ, nhưng bạn nên thực hiện nó một cách nghiêm túc.
Source: CollegeVine 01/31 Webinar