Hướng dẫn 8 bước viết bài luận xin học bổng Mỹ “nộp đâu trúng đấy” + ví dụ chi tiết

Để hoàn thiện một bài luận xin học bổng không phải điều đơn giản – đặc biệt là khi bạn muốn bài luận của mình để lại ấn tượng sâu sắc với hội đồng tuyển sinh. Một bài luận tốt sẽ giúp bạn chứng minh được với hội đồng tuyển sinh: Bạn có một mục tiêu rõ ràng, bạn quyết tâm theo đuổi mục tiêu đó và hơn thế nữa, bạn có nhiều điều thú vị và tiềm năng đáng để họ mong đợi hơn những gì thể hiện qua tờ CV và bảng điểm GPA! Nếu bạn đã rất nóng lòng được thể hiện bản thân với hội đồng tuyển sinh, cùng INDEC khám phá ngay Hướng dẫn 8 bước viết bài luận xin học bổng “nộp đâu trúng đấy” thôi nào!

Hướng dẫn viết bài luận xin học bổng Mỹ

Bạn đang băn khoăn không biết hồ sơ học thuật của bản thân có thể nhận được học bổng du học Mỹ giá trị bao nhiêu? Khám phá kết quả ngay thông qua quiz ngắn dưới đây cùng INDEC nhé!

Tám bước để có một bài luận xin học bổng “nộp đâu trúng đấy”

Bước 1: Đọc kỹ phần gợi ý của bài luận

Các trường Đại học hoặc các tổ chức cấp học bổng thường sẽ đưa ra chủ đề hoặc một câu hỏi mà bài luận phải giải quyết. Đọc kỹ chủ đề hoặc câu hỏi gợi ý và cố gắng hiểu ẩn ý đằng sau nó. Ví dụ, câu hỏi bạn phải trả lời có thể là, “Hãy miêu tả một cuốn sách đã tạo ấn tượng sâu sắc cho bạn và cuộc sống của bạn. Tại sao?” 

Hãy tự hỏi bản thân, “Họ có thực sự quan tâm đến sở thích văn học của mình hay còn có ẩn ý gì khác?” Nhiều khả năng, ban tuyển sinh muốn hiểu rõ hơn về con người của bạn — không chỉ loại sách bạn thích mà còn là động lực thúc đẩy bạn và loại sách hoặc chủ đề nào bạn quan tâm. Họ cũng có thể biết liệu bạn có phải là sinh viên tiềm năng không dựa trên loại sách bạn chọn và những gì bạn nói về nó.

Mẹo: Hãy nhớ rằng với bất kỳ câu hỏi essay xin học bổng nào, ở bất kỳ chủ đề nào bạn cũng đều phải thể hiện mối quan tâm và background của mình. Và điều quan trọng nhất là bạn phải thể hiện được những kinh nghiệm phù hợp với mục tiêu và sứ mệnh của tổ chức tài trợ.

Đôi khi bạn sẽ không được nhận bất kỳ gợi ý nào ngoài chủ đề bài luận. Dù nó khá thử thách nhưng đây cũng là cơ hội để bạn chứng tỏ khả năng sáng tạo của bản thân. 

Bước 2: Lập danh sách các từ khóa và các điểm quan trọng cần có trong bài viết

Bạn cần đảm bảo danh sách này bao gồm những thông tin quan trọng có liên quan đến kinh nghiệm và background học thuật của bạn để giúp bạn trở thành ứng cử viên lý tưởng cho học bổng này. 

Để làm điều này, trước tiên hãy nghiên cứu kỹ về trường hay tổ chức mà bạn đang ứng tuyển, cố gắng tìm tuyên bố tầm nhìn – sứ mệnh của họ trên website chính thức. Khoanh tròn một vài từ chính trong tuyên bố tầm nhìn – sứ mệnh và đảm bảo đưa những từ trọng điểm đó vào bài luận của bạn. 

Các ủy ban học bổng không chỉ tìm kiếm những sinh viên giỏi, mà họ còn tìm kiếm người phù hợp với mục tiêu tổ chức của họ. Bạn nên rà soát lại hồ sơ ứng tuyển của mình như bảng điểm, resume, thư giới thiệu (LOR) để xem trình độ của mình cũng như ghi chú lại những gì còn thiếu trong hồ sơ để bổ sung vào bài luận.

Ví dụ: nếu bạn đang nộp đơn xin học bổng dựa trên thành tích học tập, bạn có thể nói về một khóa học đã thực sự thu hút sự quan tâm của bạn hoặc truyền cảm hứng cho mục tiêu học tập, nghề nghiệp hiện tại của bạn. Ủy ban có thể biết bạn đã học những môn bạn nào trong bảng điểm của bạn nhưng họ sẽ không biết cụ thể môn học nào đã truyền cảm hứng cho bạn trừ phi bạn nói với họ. Và bài luận chính là “đất diễn” hoàn hảo nhất để bạn nói ra điều này. 

Bên cạnh đó, danh sách các điểm quan trọng bạn cần đưa vào bao gồm:

  • Bất kỳ giải thưởng học tập hoặc danh hiệu nào bạn đã giành được.
  • Bất kỳ khóa học AP, A level hoặc cấp độ đại học nào bạn đã học ở trường trung học 
  • Bất kỳ khóa học ngoài, thực tập hoặc kinh nghiệm học tập nào hỗ trợ cho chủ đề bài luận của bạn
  • Tại sao kinh nghiệm của bạn và sứ mệnh của tổ chức tài trợ lại khớp với nhau.
  • Bạn dự định học chuyên ngành gì và bạn nghĩ chuyên ngành đó sẽ hữu ích như thế nào đối với mục tiêu nghề nghiệp trong tương lai của bạn.
  • Bất kỳ khóa đào tạo hoặc kiến ​​thức đặc biệt nào bạn có, hoặc một dự án bạn đã hoàn thành ở trường hoặc như một hoạt động ngoại khóa.
  • Một ví dụ về cách bạn vượt qua thử thách.
  • Hoàn cảnh tài chính của bạn khiến bạn cần phải tài trợ cho việc học của mình thông qua tiền học bổng.

Bước 3: Viết dàn ý hoặc một bản nháp thô

Không phải ai cũng thích lập dàn ý trước khi bắt đầu viết, nhưng trong trường hợp này, nó sẽ rất hữu ích. Bạn có thể bắt đầu với danh sách các điểm quan trọng để bắt đầu viết dàn bài. Đối với nhiều người, kể một câu chuyện là cách dễ nhất và hiệu quả nhất để viết một bài luận xin học bổng. Bạn có thể kể câu chuyện về việc bạn đã tìm thấy cuốn sách yêu thích của mình như thế nào và cuốn sách đó đã thay đổi và truyền cảm hứng cho bạn như thế nào. Bắt đầu với các tiêu đề lớn trong dàn bài. Ví dụ:

  1. Giáo viên Ngữ văn giới thiệu cuốn sách
  2. Đọc nó trong một ngày cuối tuần
  3. Khiến tôi nhận ra thế giới xung quanh tôi thật khác
  4. Đã truyền cảm hứng để tôi theo đuổi sự nghiệp hướng đến công bằng xã hội (Ngành luật)

Bây giờ bạn có thể bắt đầu điền vào các tiêu đề phụ với các điểm quan trọng từ danh sách bạn đã liệt kê:

  1. Giáo viên Ngữ văn giới thiệu cuốn sách
  • Môn học yêu thích của tôi khi học cấp 3
  • Môn học đã mở ra cho tôi những cách suy nghĩ mới
  • Giáo viên đã nhận thấy sự nhiệt tình của tôi => Giới thiệu cuốn sách

2. Đọc nó trong một ngày cuối tuần

  • Đây là lần đầu tiên tôi bị cuốn hút bởi một cuốn sách, tôi đã say mê đọc nó
  • Tôi nhận ra niềm đam mê mới của mình ngoài việc đạt điểm cao

3. Khiến tôi nhận ra thế giới xung quanh tôi khác

  • Bắt đầu tìm kiếm việc giúp làm công bằng xã hội
  • Thực tập tại một công ty luật chuyên bảo trợ pháp lý cho người người nghèo
  • Đây là một thách thức lớn vì tôi nhận ra rằng bạn không thể giúp đỡ mọi người với nguồn lực có hạn
  • Vượt qua thử thách này khi nhận ra rằng thay những thay đổi nhỏ sẽ tạo nên bước chuyển mình lớn. Và khi làm việc chăm chỉ trong lĩnh vực mình đam mê,  bạn sẽ được truyền cảm hứng mỗi ngày

4. Đã truyền cảm hứng để tôi theo đuổi sự nghiệp công bằng xã hội

  • Cuốn sách là nguồn cảm hứng không ngừng và sẽ tiếp thêm động lực để tôi theo đuổi sự nghiệp của mình
  • Cuốn sách sẽ luôn nhắc nhở tôi rằng dù bạn không giàu vật chất, bạn vẫn có thể giúp tạo nên sự thay đổi to lớn trong cuộc sống của người khác.

bài luận xin học bổng

Bước 4: Viết một tuyên bố mạnh mẽ tóm tắt quan điểm của bạn

Bạn sẽ cần một luận điểm chính mạnh mẽ tóm tắt tất cả các điểm chính mà bạn sẽ đề cập trong bài luận của mình. Bài luận của bạn không nhất thiết phải bắt đầu hoặc kết thúc bằng câu luận điểm, nhưng nó nên xuất hiện ở đâu đó để gắn kết tất cả các phần riêng lẻ với nhau.

Ví dụ: Luận điểm chính của bạn có thể là, “Bạn sẽ thấy rằng những kinh nghiệm khác nhau từ cả quá trình học tập và cuộc sống cá nhân của tôi hoàn toàn phù hợp với sứ mệnh của tổ chức: Định hình các nhà lãnh đạo cộng đồng hướng tới một thế giới công bằng và bền vững hơn.” Bắt đầu với câu này có thể giúp bạn sắp xếp các suy nghĩ và luận điểm chính của mình, đồng thời cung cấp cho bạn định hướng cho bài luận của mình. Khi bạn đã hoàn thành bài luận của mình, hãy suy nghĩ lại về luận điểm của bạn và tự hỏi bản thân, “Bài luận này có giải thích thêm và hỗ trợ cho luận điểm của mình không?”

Bước 5: Điền vào các phần còn thiếu

Bây giờ bạn đã có một luận điểm chính, một dàn ý và một danh sách các điểm quan trọng cần đưa vào, bạn có thể bắt đầu điền vào những phần còn thiếu trong câu chuyện của mình. Câu đầu tiên đặc biệt quan trọng: nó phải thu hút sự chú ý của người đọc và thôi thúc họ tiếp tục đọc. INDEC khuyên bạn nên bắt đầu câu chuyện của mình bằng cách vẽ ra một bức tranh sống động về trải nghiệm mà bạn sẽ nói trong bài luận xin học bổng của mình.

Ví dụ: 

It is 6 am on a hot day in July, I’ve already showered and I’m eating breakfast. My classmates are all sleeping in and the sun has yet to awaken, but I’m ready to seize the day, as I couldn’t imagine spending my summer any other way but interning at a local law firm that specializes in representing the poor. I work a typical 8-5 day during my summer vacation and nothing has made me happier. But I wouldn’t be here if it weren’t for one particularly savvy teacher and a little book she gave me to read outside of class.”

Bước 6: Viết lại, Sửa lại, Viết lại

Một nhà văn giỏi luôn sửa đi sửa lại tác phẩm của mình rất nhiều lần. Sau khi có được bản nháp đầu tiên, bạn hãy dành một hoặc hai ngày để nghỉ ngơi rồi quay lại với một đôi mắt thật “fresh”. Lúc này bạn hãy chỉnh sửa lại nội dung cho phù hợp: cắt bỏ những câu giải thích dài dòng, sửa lại những câu văn cụt lủn. Đừng quên chú ý chính tả và ngữ pháp nữa nhé. Thậm chí, có thể bạn sẽ muốn viết một bản nháp hoàn toàn mới và sau đó tích hợp những nội dung tốt nhất của cả hai vào một bản nháp cuối cùng. Một bản nháp mới có thể tạo cảm hứng cho những ý tưởng mới hoặc có thể là cách hay hơn để bạn kể câu chuyện của mình. Một số mẹo bạn cần lưu ý khi chỉnh sửa bài viết

  • Đảm bảo rằng giọng văn nhất quán với con người bạn. Nếu bạn cố tình tô vẽ những điều không thật về mình, ủy ban học bổng có thể dễ dàng nhận ra. Do đó, tốt hơn hết bạn nên là chính mình thay vì trở thành người bạn nghĩ rằng ủy ban sẽ muốn.
  • Cân bằng giữa khiêm tốn và kiêu ngạo. Bạn nên tự hào về thành tích của mình, nhưng đừng nên tỏ ra kiêu ngạo. Đừng phóng đại câu chuyện của mình mà hãy làm rõ những gì bạn đã làm, tác động của nó ra sao và bài học sau đó.
  • Kiểm tra kỹ càng, đảm bảo bạn trả lời  đúng trọng tâm và đáp ứng tất cả các yêu cầu của bài luận theo chỉ dẫn. Chẳng hạn như tùy chọn phông chữ và giới hạn số lượng từ.
  • Đừng chỉ liệt kê những thành tích của bạn, mô tả chúng một cách chi tiết và cũng cho người đọc biết bạn cảm thấy như thế nào trong những trải nghiệm này.
  • Một bài luận học bổng không phải là một luận văn. Bạn không cần phải gây ấn tượng với hội đồng bằng những từ ngữ hoa mỹ, đặc biệt nếu bạn không hoàn toàn chắc liệu bạn có đang sử dụng chúng đúng cách hay không.
  • Hãy chắc chắn rằng bài luận của bạn sẽ thu hút người đọc từ đầu đến cuối. Các thành viên của ủy ban sẽ không dành nhiều thời gian để đọc các bài luận, vì vậy bạn cần tạo động lực để họ đọc toàn bộ bài của bạn. Nếu bạn định kể một câu chuyện, đừng tiết lộ đầu đuôi câu chuyện cho đến khi kết thúc.
  • Đảm bảo các keyword trong tầm nhìn – sứ mệnh xuất hiện. Bạn rất dễ quên đi mục tiêu của ủy ban học bổng trong khi viết, vì vậy đừng quên rà soát kỹ xem các keyword đó đã xuất hiện hay chưa, nó có ở đoạn văn phù hợp hay không. Tuy nhiên, đừng bê nguyên từng câu, từng chữ của tầm nhìn – sứ mệnh vào bài viết mình nhé.

Bước 7: Nhờ người khác đọc bài luận của bạn

Tốt nhất, bạn nên đưa bài luận của mình cho một giáo viên hoặc một mentor, những người đã quen thuộc với các bài luận xin học bổng du học và quy trình nhập học đại học. Nếu không bạn có thể nhờ những người có kỹ năng đọc và viết tiếng Anh tốt cho nhận xét về bài viết của mình. Hãy hỏi họ:

  • Câu chuyện có thú vị không và nó có thu hút sự chú ý của bạn không?
  • Có phần nào gây khó hiểu không?
  • Bạn có tìm thấy lỗi chính tả hoặc ngữ pháp nào không?
  • Bài văn có giống con người của tôi không?
  • Bài luận có trả lời hết những gợi ý mà ủy ban đưa ra không?
  • Có điều gì bạn sẽ thể hiện khác đi hoặc điều gì đó bạn nghĩ là còn thiếu trong bài viết không?

Sau khi nhờ một vài người xem qua bản nháp thì giờ là lúc để bạn chỉnh sửa và bổ sung những phần còn thiếu.

Bước 8: Tinh chỉnh bản nháp cuối cùng

Khi đã cảm thấy hài lòng với bản nháp, hãy xem lại nó một lần nữa. Chú ý đến cấu trúc, chính tả, ngữ pháp và tự hỏi xem bạn đã hoàn thành tất cả các yêu cầu do ủy ban quy định hay chưa. Nếu bạn viết vượt quá số lượng từ được yêu cầu, bạn sẽ cần phải thực hiện các chỉnh sửa để bạn ở trong giới hạn. Nếu bạn đang thiếu số từ đáng kể, hãy cân nhắc thêm một đoạn văn hỗ trợ.

Năm ví dụ chủ đề bài luận xin học bổng phổ biến nhất

Tell us about you

(Hãy cho chúng tôi biết về bạn)

Chủ đề này khá rộng, tức là bạn có thể làm bất cứ điều gì bạn muốn với nó. Bạn cũng có thể nhận thấy rằng đề tài này dễ triển khai với personal statement, vì vậy nếu bạn đã viết một bài personal statement tuyệt vời mà bạn thực sự tâm đắc, bạn có thể gửi bài personal statement của mình cùng đề tài này.

Dưới đây là một bài luận xin học bổng tốt với chủ đề  “Tell us about you” bạn có thể tham khảo.

viết bài luận xin học bổng

Dưới đây là hướng dẫn những bước bạn cần làm để viết bài luận “Tell us about you”:

  • Tạo một bản outline phù hợp với tất cả các chủ đề tiềm năng.
  • Viết một bản nháp theo hướng dẫn trên 
  • Chia sẻ nó với 1-2 người bạn tin tưởng và sửa đổi lại nếu cần.
  • Nộp bài luận của bạn và bất kỳ tài liệu yêu cầu nào khác trước thời hạn.

Why do you want to study/pursue [X]?

Tại sao bạn muốn học / theo đuổi [X]?

Bước 1: Hãy tưởng tượng một đoạn phim ngắn về những khoảnh khắc khiến bạn ấn tượng và viết ra dàn ý với những gạch đầu dòng đơn giản:

  • Tại sao lại là Sinh học?
  • Trường tiểu học: Món đồ chơi đầu tiên là một con khủng long và thích đọc sách về khủng long
  • Trung học cơ sở: Tham quan viện bảo tàng, nhìn giọt nước dưới kính hiển vi
  • Trung học: Thực hiện nghiên cứu trực tuyến, nhận thực tập, nơi chúng tôi phân tích sóng não và mổ một con cá đuối gai độc

Bước 2: Sắp xếp các khoảnh khắc của bạn (hay còn gọi là “các cảnh” trong mini movie của bạn) theo thứ tự thời gian, vì nó sẽ giúp bạn biết sở thích của mình được phát triển như thế nào. Nó cũng giúp bạn viết chuyển ý dễ dàng hơn.

Mẹo: Nếu bạn đang viết một bài luận ngắn (ví dụ: 100-150 từ), hãy thử viết một cảnh cho mỗi câu. Nếu bạn đang viết một bài luận có độ dài trung bình (ví dụ: 250-300 từ), hãy thử một cảnh cho mỗi đoạn văn ngắn. 

Bước 3: Quyết định xem có nên đưa một luận điểm cụ thể nhằm nêu rõ ý kiến của bạn hay không. Trong trường hợp này, bạn cần trả lời câu hỏi bạn muốn nghiên cứu điều gì và tại sao. Luận điểm này có thể ở đầu, giữa hoặc cuối bài luận của bạn.

3 VÍ DỤ CHO CHỦ ĐỀ “WHY MAJOR”

Dưới đây là một bài luận ngắn đặt luận điểm ở đầu:

viết bài luận xin học bổng

Dàn bài – Why Electrical Engineering?

  • Luận điểm: Tôi muốn cải thiện bảo mật thông qua công nghệ
  • Tên cướp đột nhập nhà hàng của bố tôi
  • Anh họ đã dạy tôi về Hệ thống tự động
  • Trong tương lai: làm việc với các công ty lớn hoặc về an ninh quốc gia

Dưới đây là một ví dụ có độ dài trung bình với luận điểm ở cuối:

viết bài luận xin học bổng

Dàn bài – Why Gender and Sexuality Studies

  • Các cuộc trò chuyện trong tiết học Công dân hồi lớp 8
  • Phụ giúp khoa sản tại một bệnh viện gần đó và nhìn thấy người phụ nữ được khám sau khi sinh
  • Là “tampon fairy” của trường học (luôn mang đồ dùng cần thiết trong kỳ đèn đỏ để giúp đỡ các bạn nữ)
  • Dự án trường học về quyền sinh sản
  • Luận điểm: tên chuyên ngành của tôi và nói ngắn gọn lý do tại sao

Bạn cũng có thể sử dụng câu hook nhằm thu hút sự chú ý của người đọc. Dưới đây là một ví dụ bài luận có độ dài trung bình sử dụng hook:

viết bài luận xin học bổng

Dàn bài – Why Neuroscience:

  • Hook: Kết nối số lượng các ngôi sao với số lượng kết nối trong não (và có thể đề cập đến chứng loạn sản vỏ não)
  • Chương trình khoa học thần kinh AP Bio +: tìm hiểu về chăm sóc sức khỏe ở các quốc gia đang phát triển
  • Luận điểm: nói lý do tại sao khoa học thần kinh (tìm hiểu cụ thể) và những gì tôi sẽ làm với bằng đại học ngành này
  • Nói về những ngôi sao một lần nữa và nhìn về tương lai

NẾU BẠN KHÔNG CHẮC MÌNH THÍCH GÌ HOẶC CHỌN “CHƯA QUYẾT ĐỊNH NGÀNH HỌC” TRONG ĐƠN XIN HỌC BỔNG CỦA BẠN?

Ngay cả khi bạn không chắc chắn về chuyên ngành của mình, bạn vẫn có thể nghiên cứu và chọn 1-3 lĩnh vực quan tâm và giải thích lý do bạn chọn từng lĩnh vực. Nếu có thể, hãy kết nối chúng lại với nhau. Nếu bạn đang chọn “chưa quyết định” trên đơn xin học của mình, điều đó không phải là vấn đề! Mô tả 1-3 lĩnh vực quan tâm vẫn là một ý kiến hay. Nó cho thấy sự tò mò và thể hiện khả năng kết nối của bạn trong nhiều lĩnh vực học thuật.

Tell us about a time you failed and what you learned from it.

(Hãy cho chúng tôi biết về khoảng thời gian bạn thất bại và những gì bạn học được từ nó)

Với dạng bài luận này, bạn cần trả lời 6 câu hỏi sau:

  • Thất bại bạn đã trải qua là gì?
  • Điều gì đã tác động đến cuộc sống của bạn? 
  • Bạn cảm thấy thế nào?
  • Những nhu cầu nằm trong cảm xúc của bạn là gì?
  • Bạn đã làm gì để đáp ứng những nhu cầu đó?
  • Bạn học được gì từ trải nghiệm này?

Dưới đây là một bài luận nói về một thất bại bạn có thể tham khảo

viết bài luận xin học bổng

Phân tích ngắn về bài luận này:

  • Tác giả đã sử dụng một compelling question (câu hỏi đặt ra một vấn đề quan trọng đang nhức nhối trong xã hội) làm điểm nhấn cho bài viết. Cần phải hiểu rằng: tác giả cũng không biết câu trả lời cho câu hỏi anh ta đưa ra. Điều này giúp cho câu chuyện trở nên hấp dẫn và khiến chúng ta quan tâm, dõi theo trong suốt bài luận của tác giả.
  • Anh ấy mô tả nhiều bước bản thân đã thực hiện để cố gắng trả lời câu hỏi đặt ra ở trên. Điều này cho thấy sự kiên trì của anh ấy. Nhưng, một lần nữa, anh ta không hề trả lời câu hỏi một cách đầy đủ. Tại sao lại như vậy? Hầu hết các bài luận gói gọn mọi thứ trong một chiếc hộp quà vuông vắn. Nhưng trong trường hợp này, không có hộp quà nào cả. Thay vào đó, tác giả khám phá sự phức tạp xung quanh câu hỏi, điều này cho thấy khả năng phân tích có chiều sâu và nhạy bén của anh ta. Chìa khóa ở đây là bạn phải tìm một compelling question thật “chất”! 
  • Ở phần kết, tác giả biết mình muốn nghiên cứu điều gì, vì vậy khi không thể đưa ra kết luận cho vấn đề, anh ta quyết định tìm cách kết nối câu hỏi chưa tìm được lời giải đáp này với sự nghiệp tương lai của mình. Nó là một cái cớ hoàn hảo, đồng thời giúp anh ta có cơ hội nêu lên những giá trị khác không kém phần quan trọng đối với anh ta: sức khỏe, sự tự do và công bằng.

Why do you deserve this scholarship?

(Tại sao bạn xứng đáng nhận được học bổng này?)

Đừng nói với ủy ban tại sao bạn xứng đáng nhận được học bổng này… mà hãy cho họ biết câu chuyện của bạn! Bạn có thể chia sẻ một số thử thách, khó khăn bạn đã trải qua. Dưới đây là một ví dụ tuyệt vời về một bài luận của một sinh viên mô tả những thách thức mà cô ấy phải đối mặt và cách cô ấy đã làm việc để vượt qua chúng:

viết bài luận xin học bổng

Một số phân tích nhanh dựa trên bài luận xin học bổng này:

Tác giả này sử dụng cấu trúc đơn giản sau:

  • Thử thách bạn phải đối mặt là gì?
  • Bạn đã làm gì để vượt qua nó?
  • Bạn học được gì qua trải nghiệm này?

Bằng cách bắt đầu với một vấn đề mở, cô ấy đã khéo léo giữ người đọc ở lại bài viết đến cuối cùng.

Chúng ta có thể thấy tất cả những công việc cô ấy đã làm để vượt qua thử thách, qua đó thể hiện tất cả những điểm mạnh, kỹ năng và phẩm chất mà cô ấy sẽ mang đến trong môi trường ĐH (khả năng lãnh đạo, sự kiên trì, giúp đỡ người khác, nhận thức về sức khỏe, v.v.) .

Phần kết đề cập đến sự nghiệp một lần nữa, điều này giúp chúng ta hình dung được nơi cô ấy đang hướng tới. 

Mẹo: Bạn có thể liệt kê ước mơ hiện tại của mình ngay cả khi bạn thay đổi ý định nghề nghiệp sau này. Sẽ không có ai đọc bài luận của bạn xong và bắt bẻ: “Nhưng bạn từng nói mình sẽ trở thành một chuyên gia dinh dưỡng mà”. Chỉ cần bài luận chứa đựng những trải nghiệm đáng giá, chân thực mà bạn đã mô tả mà thôi!

Cuối cùng, cô ấy có một cách tiếp cận độc đáo bằng cách nhấn mạnh hy vọng của mình, và truyền tải đến người đọc “Tôi tin rằng đại học có thể giúp ích…” để mời họ tham gia cuộc hành trình của mình. Nói cách khác: “Tôi tin rằng bạn [người đang cân nhắc việc trao học bổng cho tôi] có thể giúp được gì.” Thật thông minh.

How will this scholarship help you?

(Học bổng này sẽ giúp bạn như thế nào?)

Bạn có thể thực hiện hai cách sau:

  • Phương pháp tiếp cận số 1: Viết một bài luận trình bày những ước mơ lớn lao của bạn, sau đó kết thúc bằng 1-3 câu mô tả cụ thể cách bạn sẽ sử dụng số tiền học bổng. (Chúng tôi sẽ gọi đây là cách tiếp cận “Tôi có những ước mơ lớn và bạn có thể giúp đỡ”.)
  • Phương pháp tiếp cận số 2: Giải thích tình hình tài chính của bạn một cách chi tiết, sau đó kết thúc bằng 1-3 câu cho biết bạn sẽ sử dụng tiền học bổng như thế nào. (Chúng tôi sẽ gọi đây là phương pháp tiếp cận “Tài chính chi tiết”.)

Sự khác biệt: Cách tiếp cận số 1 mô tả bạn + ước mơ của bạn cho 75-95% bài luận, sau đó mô tả tiền sẽ đi đâu cho 2-25% bài luận, trong khi Cách tiếp cận số 2 mô tả chi tiết tài chính cho 75-95%, sau đó mô tả tiền sẽ đi đâu trong 5-25% cuối cùng của bài luận.

Hãy xem các ví dụ sau:

  • Phương pháp tiếp cận số 1: “Tôi có những ước mơ lớn và bạn có thể giúp đỡ”

Cách này khá đơn giản. Lấy bất kỳ bài luận nào ở trên và thêm 1-3 câu giải thích tiền sẽ đi đâu.

viết bài luận xin học bổng

Bài viết có thể dễ dàng sửa đổi để phù hợp với câu hỏi nếu tác giả lựa chọn đưa vào một vài chi tiết mô tả cách cô ấy sử dụng quỹ học bổng. Ví dụ:

viết bài luận xin học bổng

viết bài luận xin học bổng

Chỉnh sửa từ một bài luận có sẵn là một cách nhanh chóng nhưng hãy chú ý nội dung phải phù hợp, đừng cố gắng gò ép một cách thiếu tự nhiên. Bạn có thể tham khảo cách tiếp cận số 2 ngay sau đây.

  • Phương pháp tiếp cận số 2: Phương pháp tiếp cận tài chính chi tiết

Bức thư dưới đây khác với cách tiếp cận ở trên bằng cách giải thích chi tiết hơn về tình hình tài chính hiện tại của gia đình cô ấy và lý do tại sao cô ấy cần tiền. Hãy xem:

viết bài luận xin học bổng

Cách tiếp cận này vẫn trả lời cho câu hỏi gợi ý. Và nếu bạn không chắc ủy ban học bổng đang tìm kiếm hoặc muốn phương pháp tiếp cận nào, đừng ngại liên hệ với họ và hỏi nhé!

Tạm kết

Trên đây là Hướng dẫn chi tiết 8 bước viết bài luận giúp bạn xin học bổng “nộp đâu trúng đấy”. Hi vọng bài viết này đã mang lại những bí kíp hữu ích và giúp cho quá trình viết bài luận xin học bổng của bạn trở nên dễ dàng hơn. Các bạn quan tâm hay còn nhiều thắc mắc về học bổng du học Mỹ thì hãy liên hệ INDEC để được hỗ trợ và tư vấn miễn phí nhé! Chúc các bạn thành công trên con đường mình đã chọn.

____________________________

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN ĐẦU TƯ VÀ GIÁO DỤC TRÍ CƯỜNG

Địa chỉ: Tòa nhà INDEC, ngõ 474 Xã Đàn, Nam Đồng, Đống Đa, Hà Nội

Hotline: 024 7305 3355

Facebook: Du học cùng INDEC

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

DMCA.com Protection Status