Du học Anh: Bỏ túi timeline chuẩn bị hồ sơ du học Anh kỳ tháng 9/2023

Nếu đang ấp ủ kế hoạch du học Anh Quốc nhưng vẫn còn băn khoăn không biết thời điểm nào là thích hợp để chuẩn bị hồ sơ, hay chưa nắm rõ quy trình hồ sơ. Thì, bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cho bạn timeline hồ sơ du học Anh kỳ tháng 9/2023 chi tiết và đầy đủ nhất. Cùng INDEC tìm hiểu ngay nhé!

Timeline hồ sơ UK

Giai đoạn 1: Chuẩn bị hồ sơ du học Anh, xin thư mời nhập học

Thông thường giai đoạn này sẽ kéo dài từ tháng 10 – tháng 03 hàng năm

Học sinh chuẩn bị hồ sơ xin Offer letter – Thư mời nhập học

Offer Letter (hay còn gọi là thư mời nhập học) là câu trả lời từ phía trường học mà bạn đã nộp hồ sơ. Mục đích chính của lá thư này là để xác nhận xem bạn có được vào học hay không. Ngoài ra, offer letter còn có một số mục đích khác như:

  • Nộp hồ sơ xin visa: Thông thường, giấy này sẽ cung cấp những thông tin chi tiết về chuyên ngành học, thời lượng khóa học, học phí khóa học của bạn, khoản tiền đặt cọc mà bạn đã đóng và đường link dẫn đến những trang web hữu ích cho việc chuẩn bị hồ sơ xin visa.
  • Nộp hồ sơ đăng ký chương trình học bổng: Đối với một số chương trình học bổng, phía nhà tài trợ sẽ yêu cầu bạn nộp lại giấy mời nhập học của trường Đại học mà bạn đã chọn. Vì thế, nếu bạn không được nhận vào trường thì bạn cũng sẽ không có cơ hội được trao học bổng.

Bởi vậy đây là bước đầu tiên và quan trọng nhất để bạn có thể đi du học Anh kỳ tháng 9.2023. Vậy, để xin Offer Letter, bạn cần những loại giấy tờ nào?

  • Hộ chiếu trang chính và tất cả các trang có dấu
  • Bảng điểm bậc học gần nhất
  • Bằng tốt nghiệp bậc học gần nhất (Nếu có, nếu chưa có được phép bổ sung sau)
  • IELTS (Nếu có, nếu chưa có được phép bổ sung sau)
  • Certificates (Hoạt động ngoại khóa/ thành tích) (Nếu có)
  • CV tiếng Anh
  • Statement of Purpose (SOP): Mỗi trường viết 1 bản
  • Letter of Recommendations (LORs): Xin 2 bản chung cho tất cả các trường.
    • Đối với học sinh đang đi học, chưa đi làm: Xin 2 LORs từ thầy cô bậc học gần nhất. 
    • Đối với sinh viên đã tốt nghiệp, đi làm trên 6 tháng: 1 LOR từ thầy cô Đại học cùng với 1 LOR từ quản lý trực tiếp tại công ty đang làm việc.

Giai đoạn 2: Xin học bổng

Thông thường rơi vào khoảng tháng 01 – 04 hàng năm sau khi học sinh có Offer Letter

Chuẩn bị bài luận học bổng hoặc phỏng vấn học bổng (tùy yêu cầu học bổng của từng trường)

Với học bổng yêu cầu viết luận

Với học bổng yêu cầu viết luận, du học INDEC sẽ gửi học sinh yêu cầu/topic luận học bổng, kèm the deadline và cùng học sinh sửa/chữa luận. Để viết được bài luận “nộp đâu trúng đó”, học sinh có thể làm theo hướng dẫn sau:

  • Bước 1: Đọc kỹ phần gợi ý của bài luận mà INDEC gửi. Các trường Đại học hoặc các tổ chức cấp học bổng thường sẽ đưa ra chủ đề hoặc một câu hỏi mà bài luận phải giải quyết. 
  • Bước 2: Lập danh sách các từ khóa và các điểm quan trọng cần có trong bài viết. Bạn cần đảm bảo danh sách này bao gồm những thông tin quan trọng có liên quan đến kinh nghiệm và background học thuật của bạn để giúp bạn trở thành ứng cử viên lý tưởng cho học bổng này. 
  • Bước 3: Viết dàn ý hoặc một bản nháp thô. Không phải ai cũng thích lập dàn ý trước khi bắt đầu viết, nhưng trong trường hợp này, nó sẽ rất hữu ích. Bạn có thể bắt đầu với danh sách các điểm quan trọng để bắt đầu viết dàn bài. Đối với nhiều người, kể một câu chuyện là cách dễ nhất và hiệu quả nhất để viết một bài luận xin học bổng. 
  • Bước 4: Viết lại, Sửa lại, Viết lại. Một nhà văn giỏi luôn sửa đi sửa lại tác phẩm của mình rất nhiều lần. Sau khi có được bản nháp đầu tiên, bạn hãy dành một hoặc hai ngày để nghỉ ngơi rồi quay lại với một đôi mắt thật “fresh”. Lúc này bạn hãy chỉnh sửa lại nội dung cho phù hợp: cắt bỏ những câu giải thích dài dòng, sửa lại những câu văn cụt lủn. Đừng quên chú ý chính tả và ngữ pháp nữa nhé.
  • Bước 5: Nhờ người khác đọc bài luận của bạn. Tốt nhất, bạn nên đưa bài luận của mình cho một giáo viên hoặc một mentor, những người đã quen thuộc với các bài luận xin học bổng du học Anh và quy trình nhập học đại học. Nếu không bạn có thể nhờ những người có kỹ năng đọc và viết tiếng Anh tốt cho nhận xét về bài viết của mình. 
  • Bước 6: Tinh chỉnh bản nháp cuối cùng. Khi đã cảm thấy hài lòng với bản nháp, hãy xem lại nó một lần nữa. Chú ý đến cấu trúc, chính tả, ngữ pháp và tự hỏi xem bạn đã hoàn thành tất cả các yêu cầu do ủy ban quy định hay chưa. Nếu bạn viết vượt quá số lượng từ được yêu cầu, bạn sẽ cần phải thực hiện các chỉnh sửa để bạn ở trong giới hạn. Nếu bạn đang thiếu số từ đáng kể, hãy cân nhắc thêm một đoạn văn hỗ trợ.

Du học Anh: Tổng hợp học bổng du học Anh Quốc 2023 (Update mới nhất)

Với học bổng yêu cầu phỏng vấn

Với loại học bổng này, INDEC sẽ gửi học sinh thông tin buổi phỏng vấn, hướng dẫn chuẩn bị trước buổi phỏng vấn. Để buổi phỏng vấn diễn ra suôn sẻ nhất, bạn cần lưu ý:

  • Học sinh cần nắm rõ các tiêu chí đánh giá học bổng
  • Chuẩn bị đầy đủ thông tin cá nhân, quá trình học tập của bản thân, thành tích học tập
  • Tham khảo những câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn du học Anh. Tuy nhiên, đừng học theo một cách máy móc, bạn nên tư duy và trả lời những câu hỏi này bằng chính quan điểm cá nhân để thể hiện sự chân thành và cá tính riêng.
  • Luyện tập phỏng vấn học bổng
  • Chuẩn bị các câu hỏi dành cho trường
  • Trang phục nhã nhặn, lịch sự và phong thái tự tin, bình tĩnh trong suốt cuộc phỏng vấn sẽ giúp bạn tạo ấn tượng tốt với hội đồng giám khảo.

học bổng du học anh

Giai đoạn 3: Chuẩn bị các giấy tờ hồ sơ du học Anh cần thiết cho việc nhập học và xin visa

Sau khi nhận được offer letter từ trường cũng như thông báo về ngạch học bổng, các bạn gần như đã vượt qua được 80% con đường để du học Anh rồi đó! Giờ chỉ cần hoàn thiện các giấy tờ, thủ tục để nhập học và xin visa, các bạn đã gần chạm tới ước mơ của mình! Thông thường giai đoạn này sẽ diễn ra từ tháng 04 – 05 hàng năm

Đi khám sức khỏe ở IOM

Một trong những giấy tờ quan trọng trong bộ hồ sơ xin visa du học Anh chính là giấy khám sức khỏe. Không giống như một số quốc gia khác yêu cầu sinh viên khám sức khỏe tổng quát, du học sinh Anh chỉ cần kiểm tra lao phổi.

Bạn phải được kiểm tra tại một trong các phòng khám được chỉ định dưới đây theo quy định của Bộ Nội Vụ Anh. Lãnh sự quán Anh sẽ không chấp nhận giấy chứng nhận kiểm tra lao phổi từ một phòng khám không được chỉ định:

  • Hà Nội: Tầng 23, Toà nhà Keangnam Hanoi Landmark, đường Phạm Hùng, phường Mễ Trì, Quận Nam Từ Liêm. Điện thoại: (+84.24) 3736 6258 – Hotline: (+84-9) 66 319 066
  • Hồ Chí Minh: Khám sức khỏe IOM 1B Phạm Ngọc Thạch, Quận 1 (Tòa nhà đối diện nhà văn hóa Thanh Niên). Điện thoại: (+84.28) 3822 2057.

 Lệ phí: 105$ ~ khoảng 2,500,000 VNĐ (lệ phí thay đổi theo từng năm)

khám sức khỏe IOM

Chuẩn bị Sổ tiết kiệm

Khi chứng minh tài chính xin visa du học Anh, sổ tiết kiệm là giấy tờ quan trọng nhất mà bạn cần chuẩn bị. Các giấy tờ khác tài sản hữu hình như nhà cửa, đất đai…hay thu nhập hàng tháng của sinh viên sẽ không được chú trọng, mà chỉ tập trung xem xét số tiền có trong tài khoản của sinh viên, phụ huynh.

Thời điểm mở sổ tiết kiệm

Thời điểm thích hợp nhất để mở sổ tiết kiệm cho kỳ nhập học tháng 09 là tháng 5 hoặc tháng 6

Số tiền cần có trong sổ tiết kiệm

Số tiền bạn cần chuẩn bị trong sổ tiết kiệm nên bao gồm toàn bộ chi phí sinh hoạt của bạn trong thời gian theo học tại Anh.

Công thức sổ tiết kiệm như sau: Học phí – Học bổng – Deposit + Sinh hoạt phí 9 tháng ngoài London (Chi phí sinh hoạt ngoài Lodon là 9207 GBP, trong London là 12,006 GBP)

Ví dụ: Sổ tiết kiệm =  Học phí 13,200 GBP  – Học bổng 2,000 GBP – Deposit đã đóng 3,000 GBP  + Sinh hoạt phí 9,207 GBP = 17,407 GBP ~ 522 triệu VNĐ (mức tỉ giá 1GBP = 30.000 VND) => Học sinh & Phụ huynh nên mở ở mức 650 triệu, dôi thêm khoảng 100 triệu

Lưu ý:

  • Sổ tiết kiệm phải đứng tên học sinh hoặc bố, mẹ học sinh. Ngoài những trường hợp này, sổ đứng tên người khác sẽ không được chấp thuận
  • Có thể gộp nhiều sổ khác nhau
  • Nếu chưa mở sổ tiết kiệm, nên tránh mở tại Agribank hoặc BIDV vì quá trình xin xác nhận số dư hay xảy ra lỗi
  • Trong khoảng thời gian từ trước 28 ngày khi nộp hồ sơ visa cho đến thời điểm nhận kết quả visa, số tiền trong sổ tiết kiệm tuyệt đối không được biến động số dư (các bạn không được rút tiền ra hay cho thêm tiền vào). Nếu muốn gửi thêm tiền, bạn cần phải mở sổ mới.
  • Trường hợp sổ tiết kiệm bằng tiếng Việt, bạn cần dịch thuật tiếng Anh và công chứng

chứng minh tài chính du học mỹ

Thi IELTS nếu chưa có chứng chỉ

Chứng chỉ IELTS là một trong những điều kiện học thuật tiên quyết trong hồ sơ du học Anh. Vì vậy, tốt nhất bạn nên sở hữu điểm IELTS trước ngày gửi hồ sơ đến Hội đồng xét tuyển.

Tuy nhiên, có một số trường hợp ngoại lệ mà bạn không cần phải thi IELTS tại Việt Nam mà có thể lựa chọn bài thi tiếng Anh riêng của trường Đại học. Sau một thời gian tiếp xúc với môi trường tiếng Anh, khả năng tiếng Anh của bạn có thể cải thiện rất nhiều. Tuy nhiên, chi phí học IELTS tại Việt Nam chắc chắn sẽ rẻ hơn rất nhiều so với việc kéo dài thời gian học dự bị tại Anh, cũng như việc có điểm IELTS sẽ giúp bạn xin visa du học Anh dễ dàng hơn. Vậy nên INDEC khuyên bạn nên thi IELTS ngay khi còn ở Việt Nam nhé!

IELTS UKVI là gì? Tầm quan trọng của bài thi IELTS UKVI

Giai đoạn 4: Đóng deposit và chuẩn bị xin hồ sơ CAS

Quá trình chuẩn bị hồ sơ CAS và đóng deposit thông thường từ tháng 04 – 06 hàng năm

Đóng deposit

Deposit được hiểu là học sinh sẽ đóng 1 phần học phí sang trường mà học sinh muốn học để xác nhận chắc chắn học sinh sẽ tham gia vào khoá học và là điều kiện để trường cấp CAS – Thư xác nhận nhập học chính thức cho học sinh, học sinh sẽ dùng CAS để xin visa du học Anh.

Hình thức: Chuyển khoản cho trường theo thông tin được thông báo

Chuẩn bị hồ sơ xin CAS

CAS là viết tắt của Confirmation of Acceptance for Studies hay được hiểu là Thư xác nhận nhập học chính thức cho học sinh.

Giấy tờ này rất quan trọng bởi đây là bằng chứng – chứng tỏ rằng trường của bạn sẽ đóng vai trò như người bảo lãnh nhập cảnh của bạn, họ tự tin rằng bạn có khả năng theo học khóa học đó và sẽ chịu trách nhiệm về bạn trong thời gian bạn du học ở Anh. Mỗi học sinh sẽ có 1 CAS number, CAS number này sẽ do trường làm việc với Cục di trú và xuất nhập cảnh Anh quốc UKVI để cấp cho học sinh.

Cách xin CAS từ trường:

Sau khi nhận offer letter từ trường, nếu bạn xác nhận có theo học tại trường, khoảng 2-8 tuần sau trường sẽ gửi cho bạn thư mời nhập học và Invoice để hướng dẫn bạn hoàn thành các chi phí theo yêu cầu của trường (thường là phí deposit, học phí khóa tiếng Anh dự bị hoặc học phí của kỳ học đầu tiên). Sau khi hoàn thành việc đóng phí, trường sẽ gửi cho bạn Giấy xác nhận chấp thuận học tập CAS qua e-mail của bạn.

Giai đoạn 5: Lựa chọn nhà ở

Với du học sinh UK thì có 2 hình thức ở phổ biến nhất: (1) Ở Ký Túc Xá của trường, (2) Ở ngoài trường theo hình thức thuê studio riêng /share nhà cùng các bạn sinh viên khác.

Nếu học sinh muốn đăng ký ở KTX của trường thì HS nên tìm hiểu và book sớm để lựa chọn được phòng phù hợp với nhu cầu.

Với mức chi phí tương đối cao (khoảng £600 – £1000/tháng) và phải đóng 1 năm hợp đồng, các trường Đại học tại Anh cung cấp các phòng ký túc xá có chất lượng khá tốt và an toàn. Đương nhiên, kiểu ký túc xá này thường nằm ngay trong khuôn viên trường nên vô cùng thuận lợi cho việc di chuyển của sinh viên tới địa điểm học tập. Ký túc xá cũng thường được trang bị đầy đủ nội thất và các dịch vụ cần thiết như điện, nước hay Internet.

Thêm vào đó, ký túc xá cũng là môi trường tuyêt vời cho các bạn du học sinh làm quen và giao lưu với sinh viên quốc tế. Tuy nhiên, các khu vực như bếp, phòng tắm, phòng giặt ủi hay khu vực ăn uống thường sẽ là khu vực sinh hoạt chung và bạn phải sử dụng chúng chung với những học sinh khác. Điều này gây ra nhiều câu chuyện khó xử và tương đối bất tiện cho các bạn có tính cách hướng nội, ngại ngùng. Hơn nữa, có một số trường chỉ cho phép sinh viên ở tại ký túc xá của trường trong năm đầu tiên hoặc năm cuối và có thể sẽ đóng cửa vào mùa hè.

Ngoài ra còn hình thức thuê nhà ở UK phổ biến hơn là thuê ngoài. Với 3 dạng chính là homestay, thuê ký túc xá tư nhân và thuê nguyên căn hộ sẽ mang lại nhiều lựa chọn hơn cho các bạn học sinh, sinh viên, các bạn có thể tìm hiểu kinh nghiệm thuê nhà trong bài viết Kinh nghiệm thuê nhà ở UK 

thuê nhà ở mỹ

Giai đoạn 6: Chuẩn bị hồ sơ Visa

Thông thường từ tháng 06 – 07 hàng năm

Chuẩn bị hồ sơ xin visa

Thông thường, quá trình chuẩn bị hồ sơ du học Anh thường kéo dài ít nhất 3 tháng, tuy nhiên, có nhiều trường hợp các bạn chỉ cần 1 tháng có thể hoàn thiện hồ sơ. Đây được xem là khoảng thời gian vô cùng phù hợp để bạn có thể kịp thời hoàn tất các loại giấy tờ cần thiết, và đồng thời cũng có thể xử lý được nếu có bất kỳ phát sinh nào diễn ra khiến thời gian cấp thị thực bị kéo dài. Nếu bạn cần sự giúp đỡ của INDEC trong quá trình xin visa du học, đừng ngần ngại mà hãy liên hệ chúng mình ngay nhé!

INDEC sẽ hỗ trợ hoàn thiện bộ hồ sơ xin thị thực bao gồm những giấy tờ:

  • Hộ chiếu hiện tại của bạn
  • 02 ảnh chụp mới nhất (không quá 6 tháng). Ảnh phải được chụp màu, nền trắng và cỡ ảnh 45mm x 35mm
  • Đơn xin visa và các mẫu giấy tờ liên quan
  • Thư hỗ trợ xin visa của trường mà bạn đăng ký học và các bằng cấp, bảng điểm liên quan. Việc này sẽ giúp bạn có thêm 30 điểm trên tổng 40 điểm cần thiết để được xét duyệt cấp visa
  • Giấy tờ chứng minh tài chính. Hoàn thành bước này sẽ giúp bạn đạt thêm 10 điểm cần thiết còn lại
  • Chứng chỉ IELTS (tối thiểu là 4.5 hoặc 5.0 tùy vào trường mà bạn đăng ký)

Lưu ý: 

  • Những giấy tờ trên cần phải được công chứng không quá 6 tháng.
  • Hãy đảm bảo rằng những tài liệu mà bạn gửi kèm với hồ sơ xin visa đều là bảo gốc (kèm theo bản dịch tiếng Anh công chứng)
  • Cần cung cấp những thông tin chính xác, trung thực. Bạn có thể bị cấm nộp hồ sơ xin visa vào Anh trong 10 năm nếu phát hiện gian dối trong khâu hồ sơ

visa du học anh

Luyện phỏng vấn visa

Khi xin visa Anh quốc, việc phỏng vấn visa là không bắt buộc và tùy từng trường hợp mà ĐSQ sẽ yêu cầu phỏng vấn. Trong trường hợp cần phỏng vấn visa, học sinh cần lưu ý:

  • Nắm rõ tiêu chí xét visa: Hồ sơ học thuật, hồ sơ tài chính rõ ràng
  • Nội dung trả lời phỏng vấn (Trình bày kế hoạch học tập và làm việc cụ thể, khoa học để chứng minh rằng bạn thực sự nghiêm túc với việc đi du học. Hãy cho họ thấy với những kiến thức bạn học được từ nền giáo dục Anh, bạn sẽ xây dựng và phát triển quê nhà như thế nào).

Tiêu chí đánh giá buổi phỏng vấn 

Đại sứ quán (ĐSQ) sẽ đánh giá chất lượng nội dung câu trả lời dựa vào các tiêu chí sau:

  • Khả năng tiếng anh tốt, trả lời tự nhiên, không được học thuộc lòng, linh hoạt ứng biến khi người phỏng vấn thay đổi cách đặt câu hỏi hoặc hỏi xoáy sâu vào các vấn đề
  • Nắm rõ lộ trình học tập của mình
  • Giải thích hợp lý lý do bạn lựa chọn khóa học, ngành học, trường học, quốc gia
  • Nắm rõ được những vấn đề liên quan tới quá trình apply hồ sơ (hồ sơ học thuật, hồ sơ tài chính, chi phí liên quan)

>>> Xem thêm: Hướng dẫn xin visa du học Anh: Bí quyết thành công ngay từ lần đầu tiên

Giai đoạn 7: Xin VISA

(Thông thường từ tháng 07 – 08 hàng năm)

Đặt lịch hẹn lên VFS – Trung tâm tiếp nhận hồ sơ xin thị thực để nộp hồ sơ xin visa

Các bạn có thể lựa chọn 1 trong 2 cách nộp hồ sơ visa như sau:

Cách 1: Nộp hồ sơ Online 

Đối với nộp hồ sơ Online, các bạn cần upload trực tiếp giấy tờ lên hệ thống của VFS, ưu điểm của hình thức này là mọi thao tác làm online, tiện lợi, tuy nhiên, hãy kiểm tra tất cả các thông tin trong giấy tờ thật kỹ lưỡng nhé!

Cách 2: Nộp hồ sơ trực tiếp tại VFS

Nếu các bạn lựa chọn nộp hồ sơ trực tiếp tại VFS thì cần phải thanh toán một khoản phí scan 17,32$. Tuy nhiên, để rút ngắn các thao tác trong khi đặt lịch để tăng cơ hội thành công, các bạn hoàn toàn có thể bỏ qua bước thanh toán phí scan online, chuyển sang bước xác nhận đặt lịch hẹn vì VFS chấp nhận thanh toán trực tiếp vào ngày sinh viên lên nộp hồ sơ.

Bên cạnh đó, để chuẩn bị sẵn sàng khi bên phía VFS mở thêm các lịch mới, các bạn nên thanh toán trước các khoản phí như phí bảo hiểm IHS và phí visa (ngay sau khi nhận được CAS). Như vậy, khi có lịch, các bạn không cần trải qua công đoạn này nữa mà ngay lập tức chuyển sang bước xác nhận lịch hẹn. 

Tuy nhiên, vẫn có thể có những tình huống không mong muốn xảy ra, mà xấu nhất là VFS không mở thêm lịch hoặc hủy lịch, vì vậy, các bạn vui lòng cân nhắc kỹ các lưu ý sau:

  • Trong trường hợp lịch bị hủy, phí bảo hiểm IHS và phí visa sẽ được ghi nhận trên hệ thống và được ưu tiên khi đặt lịch mới.
  • Phí visa sẽ được hoàn trả nếu VFS tiếp tục hủy lịch hoặc đương đơn hủy hồ sơ visa trước khi đặt lịch (link thông tin).
  • Phí bảo hiểm IHS sẽ được hoàn trả nếu đương đơn bị từ chối visa hoặc hủy hồ sơ visa trước khi có kết quả (link thông tin)
  • Thủ tục và thời gian xin hoàn phí sẽ khá lâu, có thể 1-3 tháng

Địa chỉ nộp hồ sơ trực tiếp tại VFS:

  • Hà Nội: TÒA NHÀ OCEAN PARK, số 1 Đào Duy Anh, phường Phương Mai, quận Đống Đa, TP. Hà Nội, Việt Nam
  • HCM: Tòa nhà Resco, tầng 3, 94-96 đường Nguyễn Du, phường Bến Nghé, quận 1, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam
  • Đà Nẵng: ACB Building, tầng 6, 218 Bạch Đằng, phường Phước Ninh, quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng, Việt Nam

du học anh

Giai đoạn 8: Sau khi có Visa

Đặt vé máy bay

Giá vé du học Anh hiện nay dao động trong khoảng 311 – 492 USD do các hãng hàng không như Vietnam Airlines, Singapore Air, Tiger Air hay hãng Korean Air, …Bạn có thể đặt thông qua các ứng dụng như Momo, Zalopay,… để được hưởng ưu đãi hoặc có thể đặt trực tiếp qua hãng. Nếu muốn được chiết khấu với giá tốt bạn có thể liên hệ các đại lý vé máy bay. Hiện nay, du học INDEC cũng hỗ trợ đặt vé máy bay du học Anh giá cả phải chăng cho học viên.

Chuẩn bị hành trang trước khi đi du học Anh

Phụ huynh và các bạn học sinh nên chuẩn bị một số đồ dùng cá nhân thiết yếu như: Mang một lượng quần áo mặc mùa đông vừa đủ và không mang áo len quá dày (chỉ cần 1 đến 2 cái áo khoác dày để mặc khi ra đường). Tại UK, trường học, siêu thị, shopping mall và nhà hàng đều có hệ thống sưởi, chính vì vậy, việc mang áo len dày là điều không cần thiết các bạn nhé.

Về đồ dùng học tập, các bạn có thể mua ở bất kỳ cửa hàng hay siêu thị tại UK nên mình cũng không cần chuẩn bị thêm.

Về thực phẩm, các bạn nên mang theo một chút gia vị Việt Nam mà mình thường xuyên sử dụng để nấu ăn những món Việt.

Đặc biệt và cũng là điều quan trọng nhất, các bạn phải mang giấy tờ đầy đủ để được nhập cảnh: passport, CAS, giấy hẹn lấy BRP… (đơn vị tư vấn du học sẽ list cụ thể tất cả các giấy tờ để bạn chuẩn bị đầy đủ nhất nhé!

Tạm kết

Trên đây là toàn bộ thông tin và hướng dẫn liên quan đến hồ sơ du học anh và timeline kỳ nhập học tháng 9 năm 2023 tại Vương quốc Anh. Nếu bạn cần tư vấn thêm về lộ trình du học Anh quốc, đừng ngần ngại mà hãy liên hệ với INDEC ngay nhé! Và đừng quên đăng ký tham gia chương trình promotion của INDEC để nhận những phần quà siêu KHỦNG!

____________________________________

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN ĐẦU TƯ VÀ GIÁO DỤC TRÍ CƯỜNG

Địa chỉ: số 474 Xã Đàn, Nam Đồng, Đống Đa, Hà Nội.

Hotline: 024 7305 3355

Facebook: Du học cùng INDEC 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *